Vào ngày đầu tiên của năm học mới, cô Karen Loewe, một giáo viên có kinh nghiệm 22 năm đứng lớp cho rằng, bài học quan trọng nhất đối với trẻ để bắt đầu năm học là bài học về sự đồng cảm.

“Đây là năm thứ 22 tôi giảng dạy ở trường trung học. Và ngày hôm qua, tôi đã có một trải nghiệm tuyệt vời nhất trong suốt thời gian công tác của mình. Tôi đã thử một hoạt động mới với tên gọi Hành lý cảm xúc”, cô Karen Loewe kể lại.

Cô Karen đã có một cuộc thảo luận với học sinh về ý nghĩa của việc mang hành lý. “Tôi đã hỏi bọn trẻ ý nghĩa của hành lý và hầu hết đều cho rằng đó là những gánh nặng trên đôi vai và gây ra tổn thương”.

Sau đó, tôi yêu cầu học sinh viết ra một mảnh giấy những gì đang khiến chúng phải phiền lòng, những gì đang đè nặng trái tim và khiến chúng cảm thấy tổn thương”.

Các tờ giấy này đều được ẩn danh. Sau khi viết xong, học sinh được quyền vo tròn lại và ném chúng ra khắp phòng.

{keywords}

Học sinh viết ra một mảnh giấy những gì đang khiến chúng phải phiền lòng, sau đó vo tròn lại và ném ra khắp phòng.

Các học sinh lần lượt nhặt một mảnh giấy và đọc to những gì bạn cùng lớp đã viết. Người viết cũng có thể tiết lộ rằng mảnh giấy đó có phải do mình viết hay không nếu thực sự sẵn lòng.

Bằng cách để học sinh được quyền chia sẻ và không tạo sự ép buộc, cô Karen đã giúp nhiều học sinh mở lòng mình với những người xung quanh.

“Thực sự trong đời tôi chưa bao giờ xúc động đến bật khóc khi nghe bọn trẻ tâm sự. Những chuyện như từng có ý định tự tử, bố mẹ đang ngồi tù, gia đình có người nghiện ngập, bị bố mẹ bỏ rơi, cái chết, ung thư, mất thú cưng, rồi cả những điều tương tự nữa”, cô Karen kể.

Học sinh trong lớp cũng cảm nhận được bầu không khí lắng đọng. Nhiều em khi đọc được tờ giấy đã bật khóc vì những chia sẻ xúc động. Thậm chí có những em là người viết tờ giấy cũng không kìm được nước mắt.

“Đó là một ngày đầy cảm xúc, nhưng tôi tin chắc rằng những đứa trẻ sẽ học được cách yêu thương nhiều hơn, tha thứ nhanh hơn và ít phán xét lại một chút”.

Đối với những tờ giấy, cô Karen quyết định đặt trong một chiếc túi và treo trước cửa lớp như để nhắc nhở rằng, tất cả chúng ta đều từng như thế.

“Chúng tôi sẽ để nó bên ngoài cửa lớp. Khi bọn trẻ ra về, tôi sẽ nói: “Các em không cô đơn, các em xứng đáng được yêu thương và chúng ta luôn bên nhau”. Tôi rất vinh dự được làm giáo viên của chúng”.

Câu chuyện của cô Karen đã được nhiều người ca ngợi vì tư chất của một nhà giáo dục. Sau thử nghiệm của cô Karen, các giáo viên đến từ các quốc gia như Úc, Trung Quốc và Pakistan cũng đã áp dụng cho học trò của mình.

Không chỉ dạy học sinh những kiến thức lý thuyết sách vở, nhiều giáo viên đều khẳng định, việc quan tâm đến cảm xúc, tâm tư của học trò là điều vô cùng quan trọng giúp trẻ mở lòng, từ đó việc giáo dục cũng trở nên dễ dàng hơn.

Trường Giang (Theo Metro)

Điều cô giáo học được từ cậu học trò có Huy chương Vàng quốc tế

Điều cô giáo học được từ cậu học trò có Huy chương Vàng quốc tế

Hàng ngày, Chí Nguyên bắt xe bus hơn chục cây số đến trường. Thầy cô động viên Nguyên nên ở lại ký túc xá. Nhưng cậu không đồng ý vì “đi vất vả một chút nhưng em được ăn cơm mẹ nấu”.