- Dù chưa bao giờ ngừng quan tâm đến văn học dân gian, nhưng tôi không phải chuyên gia văn học dân gian. Nói về nó, tôi không khỏi ái ngại. Song, dư luận về chuyện Tấm Cám đang dậy lên trong những ngày này, với nhiều luồng ý kiến khác nhau, đã khiến ít ai có thể làm ngơ được. Theo quan sát của mình, tôi thấy nổi lên ít nhất ba vấn đề: 1) có quyền và có nên sửa đổi bản kể (đặc biệt là cái “kết”) chuyện Tấm Cám hay không? 2) nếu sửa thì sửa theo hướng nào? 3) có nên dạy chuyện Tấm Cám trong nhà trường hay không? Tôi xin được lần lượt chia sẻ đôi điều xung quanh những khía cạnh ấy.
1. Trước hết, có một hiện tượng đã trở thành thuộc tính, thành qui luật của văn học dân gian là các văn bản của nó không bao giờ “hoàn kết”, mà luôn luôn vận động.
Do lưu hành bằng truyền miệng qua không gian (vùng miền) và thời gian (đời này qua đời khác) mà các bản kể của mỗi tác phẩm văn học dân gian luôn được sáng tạo lại, được sửa đổi, thêm bớt tùy vào nhu cầu văn hóa và đặc trưng văn hóa của con người ở các vùng miền và các thời đại. Vì thế mà ở văn học dân gian mới tồn tại hiện tượng “dị bản”.
Mỗi một văn bản được kể lại, được ghi lại (sưu tầm) chỉ là một trong những “điểm dừng chân” trên hành trình bất tận đó thôi. Có thể nói, văn bản Tấm Cám được sử dụng hiện nay trong nhà trường cũng không thể nằm ngoài qui luật chung đó.
Việc các nhà sưu tầm thời hiện đại ghi lại, tức định dạng cho nó thành cái văn bản (viết) vẫn lưu hành như hiện nay, rồi đưa vào nhà trường, đã gây cho không ít người một ảo tưởng rằng: đó là bản chính thống/sau chót/cố định. Ảo tưởng này dần lâu lại biến thành một “mặc định”.
Tiếc rằng, ngay cả các chuyên gia về văn học dân gian cũng không ít người có “mặc định” như vậy. Nếu xem một bản kể nào đó là cố định, bất di bất dịch, không thể sửa đổi nữa, thì vô hình chung đã xóa bỏ luôn tính chất hiện tồn của văn học dân gian. Dân gian đã sáng tạo ra, thì dân gian cũng có quyền sửa đổi để tiếp tục hoàn thiện nó theo nhu cầu văn hóa của mình.
Riêng về chuyện Tấm Cám, thực ra, không phải đến hiện nay mới có chuyện băn khoăn cấn cái về cái kết của nó.
Từ nhiều chục năm nay, trong dư luận (mà hình như bắt đầu từ học đường, phụ huynh rồi đến văn nghệ sĩ) đã có những rì rầm về cái kết đó rồi.
Theo quan sát của tôi, mối băn khoăn của cộng đồng xung quanh việc này, không chỉ đơn giản là chuyện sửa đổi hay không đối với cái kết của một chuyện cổ tích.
Mối bận tâm của cộng đồng chúng ta sâu xa và quan trọng hơn nhiều: ấy là vấn đề tập quán và truyền thống.
Mỗi tác phẩm dân gian là một kết tinh về mặt nào đó và ở mức nào đó truyền thống của một cộng đồng. Mà truyền thống thì không phải nhất thành bất biến. Trái lại, nó vẫn luôn vận động theo chiều hướng tích cực, với hai mặt song hành và tương hỗ: vừa liên tục đào thải những yếu tố không còn phù hợp, vừa liên tục tích hợp những yếu tố tiên tiến để tự làm giàu và làm mới.
Có những yếu tố, ở gian đoạn lịch sử này thì phù hợp, cho nên được chấp nhận, thậm chí, được đề cao, đến giai đoạn khác thì không còn phù hợp nữa, cần phải điều chỉnh, đào thải.
Tôi cho rằng sự lên tiếng của dư luận đối với cái kết của chuyện Tấm Cám có nguồn gốc sâu xa từ nguyện vọng đó của đông đảo người Việt hiện đại.
Một cái kết gắn với cách trả thù tàn khốc của Tấm đối với mẹ con Cám có lẽ là một cái kết phù hợp với tâm lí thường tình của số đông trong những thời cả cộng đồng sôi sục chống ngoại xâm và đấu tranh giai cấp, nó thỏa mãn nhu cầu trừng phạt kẻ thù một cách triệt để, tận độ chăng?
Chúng ta hiểu vì sao, cùng theo một môtip “Lọ Lem” phổ biến, nhưng các chuyện tương tự trên thế giới không có cái kết tàn khốc như Tấm Cám.
Còn ở Việt Nam, cái kết tàn khốc đó, trong những giai đoạn trước lại ít gây cấn cái đối với đa số người đọc.
Song, chống kẻ thù giai cấp hay chống ngoại xâm cũng chỉ là các tình huống bất thường trong đời sống của mỗi dân tộc. Còn đời sống bình thường của mỗi dân tộc là sống trong hòa bình, hòa hợp. Để có thể sống trong hòa bình và hòa hợp thì không thể nặng lòng thù hận và dung dưỡng những đòn thù tàn khốc. Vì thế mà đã nảy sinh dị ứng với cái kết của chuyện Tấm Cám. Mong muốn sửa đổi cái kết phản ánh nhu cầu loại bỏ khía cạnh tiêu cực đã đeo bám dai dẳng tiềm thức của cộng đồng, nhu cầu ngăn ngừa cái mầm hận thù có thể gieo rắc vào đời sống tinh thần của những thế hệ sau và nhu cầu bồi đắp những gì là tích cực cho truyền thống Việt.
Bởi thế, theo tôi, người Việt hôm nay có quyền kể lại những câu chuyện của mình theo nhu cầu nhân văn của thời đại mới. Việc ấy vừa hợp với qui luật tồn sinh của văn học dân gian vừa hợp với nguyện vọng hoàn thiện những giá trị Việt cho truyền thống của mình.
2. Trước khi bàn việc sửa đổi cái kết của chuyện cổ tích Tấm Cám, có lẽ cần phải hiểu kĩ hơn về thực chất những dị ứng của cộng đồng đối với cái kết.
Có thể thấy ngay rằng cộng đồng không dị ứng với việc trừng phạt mẹ con Cám. Cả tư tưởng dân gian Việt, lẫn tinh thần Phật giáo đều thống nhất một phương châm: “khuyến thiện” và “trừng ác” là hai mặt phải tiến hành song song và không thể thiếu nhau. Trong chuyện cổ tích này, mẹ con Cám là hiện thân của cái Ác, chúng đã gây bao tội ác tày đình đối với Tấm, thì không thể không bị trừng phạt.
Trừng phạt kẻ thủ ác, kẻ gây nghiệp ác là thi hành công lí và hợp đạo lí. Vậy, cộng đồng băn khoăn dị ứng với điều gì ? Chỉ dị ứng về các khía cạnh này thôi: nhân vật nào đứng ra trừng phạt? trừng phạt bằng cách nào? và với mức độ nào? Cụ thể là dị ứng với nhân vật thực hiện việc trừng phạt là Tấm. Dị ứng với cách trừng phạt là lừa xuống hố, dội nước sôi cho chết. Dị ứng với việc Tấm còn đem xác Cám muối mắm, rồi lại còn gửi mắm làm từ xác em gái cho mẹ ghẻ ăn. Ngần ấy hành động cộng lại khiến cho người ta thấy cách trừng ác của Tấm đã vượt quá mức cần thiết, nó gần như là mất nhân tính.
Ở đây, những chuyên gia văn học dân gian có thể bào chữa cho Tấm rằng: đừng hiểu truyện cổ tích theo lối hiện thực thế, cần hiểu truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại của nó, rằng Tấm là hiện thân của cái Thiện còn mẹ con Cám là hiện thân của các Ác, đây là cái Ác đang phải trả giá đắt cho những gì nó đã gây ra, và cái Thiện cũng cần ra tay trừ diệt cái Ác một cách triệt để.
Vâng, nhưng có thể có những lí do để thấy sự biện bạch đó khó thuyết phục.
Thứ nhất, một khi văn bản đã tạo ra mối quan hệ ruột rà máu mủ giữa Tấm và Cám, thì liệu có thể đòi hỏi người đọc chỉ xem các nhân vật mẹ kế - con chồng, chị gái - em ruột ở đây chỉ đơn thuần là hiện thân cho hai lực lượng Thiện – Ác trong xã hội một cách trừu tượng được chăng?
Thứ hai, có nhất thiết phải chính Tấm ra tay trừng phạt em gái và mẹ kế của mình như thế không?
Thứ ba, có nhất thiết phải làm tất cả những mức độ man rợ như Tấm đã xuống tay mới là trừng Ác không?
Chúng ta nhớ đến chuyện Thạch Sanh. Thạch Sanh cũng là hiện thân của cái Thiện và Mẹ con Lý Thông cũng là hiện thân của cái Ác. Mẹ con Lý Thông đã gieo rắc tội ác với Thạch Sanh không thua gì mẹ con Cám. Chúng phải bị trừng trị đích đáng. Nhưng cái kết ở đó dễ được đồng tình vì: Thạch Sanh thì rộng lòng tha cho, nhưng trời đất đã không dung tha. Thiên Lôi đã giáng sấm sét giết chết, biến chúng thành con bọ hung. Sự trừng phạt ở đó là thuộc về đạo trời. Cái Ác đáng bị trừng phạt, nhưng cái Thiện cũng cần phải biết trừng phạt một cách nhân tính chứ không thể mất nhân tính được. Chuyện Tấm Cám có thể có và xứng đáng có một cái kết với sự trừng phạt nhân tính hơn.
Tuy nhiên, không thể ứng xử tùy tiện đối với một bản kể cổ tích, cho dù chỉ là sửa đổi cái kết của nó. Việc sửa một bản kể đã ăn khá sâu vào nhiều thế hệ người đọc là một điều vô cùng phức tạp. Nó khó khăn gấp vạn lần so với việc trùng tu một công trình kiến trúc cổ xưa.
Bất cứ một sửa đổi nào, dù nhỏ, nếu không phù hợp với tâm lí tiếp nhận cổ tích nói chung, tâm lí tiếp nhận cổ tích của người Việt nói riêng, chắc chắn sẽ gây hẫng hụt, thậm chí, phản cảm đối với người đọc, người nghe.
Trên thực tế, đã có không ít trường hợp sửa đổi rơi vào tình trạng như vá một miếng vải kaki lên một thân áo gấm xưa rồi. Bởi, công việc này, về thực chất, là phải tạo ra được một chỉnh thể mới cho thiên cổ tích vốn đã bắt rễ sâu vào tiềm thức người đọc. Mọi sửa đổi bất chấp đặc trưng thi pháp thể loại đều có nguy cơ phá hỏng chỉnh thể vốn có của thiên truyện.
Tuy nhiên, thế giới này cũng đã từng có Anđecxen, người đã tái tạo và sáng tạo ra nhiều thiên cổ tích dựa trên sự thẩm thấu sâu sắc nhuần nhuyễn những đặc trưng tinh vi của thể loại …
Cổ tích ở ta, ngoài những yếu tố văn hóa dân gian Việt, còn có sự pha trộn nhiều yếu tố văn hóa của các dân tộc khác cùng các yếu tố tôn giáo như Phật giáo, Đạo giáo.
Nếu không tính đến những điều này, việc sửa đổi khó tránh khỏi bất cập. Chuyện Tấm Cám mang khá đậm yếu tố Phật giáo. Riêng về cái kết của chuyện này, trong bản kể đang lưu hành phổ biến hiện nay, có thể thấy tiềm ẩn ít nhất là ba kiểu kết khác so với cái kết đã có mà xem ra vẫn phù hợp với mạch truyện cũng như phù hợp với tinh thần cổ tích.
Nghĩa là, vẫn tuân thủ nghiêm ngặt cái quy luật “ác giả ác báo”, nhưng Tấm không phải trực tiếp “thi hành án” và mẹ con Cám vẫn phải đền tội đích đáng.
Thứ nhất, kiểu kết “gậy ông đập lưng ông”: mẹ con Cám lại nghĩ kế hãm hại Tấm, nhưng chính mình lại sập bẫy của mình một cách trớ trêu và thê thảm, mà mức độ còn tệ hơn bất cứ hậu quả nào chúng từng gây ra.
Thứ hai, là kiểu kết theo luật trời: mẹ con Cám bị Trời hoặc Phật (Bụt) trừng phạt (biến chúng thành những con vật bẩn thỉu ghê tởm, từa tựa cái kết chuyện Thạch Sanh).
Và, thứ ba, là kiểu kết theo luật đời: mẹ con Cám bị nhà vua trừng phạt theo phép nước.
Thời gian gần đây, do sớm băn khoăn về cái kết của chuyện Tấm Cám và thiết tha với việc khai thác các giá trị Việt trong các tích cổ của dân tộc để làm ra những tấm chăn cổ tích, mà Sentory (17B, Hàm Long, Hà Nội) đã đề xuất một cái kết khá thú vị theo hướng thứ ba này.
Tại sao chúng ta không nhân việc này mà tổ chức một cuộc thi kể lại chuyện Tấm Cám trong toàn quốc nhỉ? Biết đâu trong số các bản kể mới lại xuất hiện bản ưu việt hơn bản hiện hành? Và biết đâu, nhân cuộc này mà những Anđecxen đang ẩn dật đâu đó tại các chốn quê đất Việt lại có dịp lộ diện, đăng quang? Có thể lắm chứ! Tại sao không?
3. Đối với giáo dục, cái được học chính thức thường phải là những gì thật chuẩn. Một văn bản văn chương được chọn để học chính thức cho học sinh thì nên là những văn bản càng ít gây phản ứng, dị ứng càng tốt. Không nên loại bỏ một chuyện cổ tích như Tấm Cám ra khỏi chương trình; người học cần biết đến nó. Nhưng có nhiều cách và nhiều mức độ để biết về nó. Biết ở dạng đọc thêm cũng là một cách, một mức chứ sao! Kho tàng cổ tích Việt Nam có bao nhiêu tác phẩm hay, đâu riêng gì Tấm Cám. Mà cốt truyện Tấm Cám lại thuộc một môtip cốt truyện khá phổ biến trên thế giới, nét tương đồng với quốc tế thì nhiều, còn những nét độc đáo của cổ tích Việt ở đó đâu có đậm gì hơn những thiên cổ tích khác của ta.
Vả chăng, một câu chuyện gây nên những dị ứng ở đông đảo người học, người nghe, mà vẫn dùng để giảng dạy chính thức thì có e lợi bất cập hại không? Tại sao cứ nhất thiết phải học chính thức chuyện Tấm Cám? Có thể chuyển nó sang dạng bài để đọc thêm cũng rất tốt chứ sao, nhất là khi chuyện lại chưa có được một cái kết đáp ứng tốt nhu cầu nhân văn chính đáng của người đọc hôm nay!
Hà Nội, 13 – 11 – 2011
Sửa kết cục "Tấm Cám": Méo mó cái nhìn thời đại
Cô Tấm của Việt Nam đã mất tích?
Một truyện ngắn lạ về Tấm Cám
Tấm Cám lại 'biến hình' ở sách nâng cao
Người soạn sách: Tại sao tôi chọn Tấm Cám?
Đừng đòi cô Tấm thánh thiện
Độc giả sôi nổi kể lại chuyện “Tấm Cám”
Cởi yếm, mặc váy đầm cho cô Tấm?
Sách giáo khoa sửa đoạn kết Tấm Cám
Cô Tấm của Việt Nam đã mất tích?
Một truyện ngắn lạ về Tấm Cám
Tấm Cám lại 'biến hình' ở sách nâng cao
Người soạn sách: Tại sao tôi chọn Tấm Cám?
Đừng đòi cô Tấm thánh thiện
Độc giả sôi nổi kể lại chuyện “Tấm Cám”
Cởi yếm, mặc váy đầm cho cô Tấm?
Sách giáo khoa sửa đoạn kết Tấm Cám
1. Trước hết, có một hiện tượng đã trở thành thuộc tính, thành qui luật của văn học dân gian là các văn bản của nó không bao giờ “hoàn kết”, mà luôn luôn vận động.
Do lưu hành bằng truyền miệng qua không gian (vùng miền) và thời gian (đời này qua đời khác) mà các bản kể của mỗi tác phẩm văn học dân gian luôn được sáng tạo lại, được sửa đổi, thêm bớt tùy vào nhu cầu văn hóa và đặc trưng văn hóa của con người ở các vùng miền và các thời đại. Vì thế mà ở văn học dân gian mới tồn tại hiện tượng “dị bản”.
Mỗi một văn bản được kể lại, được ghi lại (sưu tầm) chỉ là một trong những “điểm dừng chân” trên hành trình bất tận đó thôi. Có thể nói, văn bản Tấm Cám được sử dụng hiện nay trong nhà trường cũng không thể nằm ngoài qui luật chung đó.
Việc các nhà sưu tầm thời hiện đại ghi lại, tức định dạng cho nó thành cái văn bản (viết) vẫn lưu hành như hiện nay, rồi đưa vào nhà trường, đã gây cho không ít người một ảo tưởng rằng: đó là bản chính thống/sau chót/cố định. Ảo tưởng này dần lâu lại biến thành một “mặc định”.
Tiếc rằng, ngay cả các chuyên gia về văn học dân gian cũng không ít người có “mặc định” như vậy. Nếu xem một bản kể nào đó là cố định, bất di bất dịch, không thể sửa đổi nữa, thì vô hình chung đã xóa bỏ luôn tính chất hiện tồn của văn học dân gian. Dân gian đã sáng tạo ra, thì dân gian cũng có quyền sửa đổi để tiếp tục hoàn thiện nó theo nhu cầu văn hóa của mình.
Riêng về chuyện Tấm Cám, thực ra, không phải đến hiện nay mới có chuyện băn khoăn cấn cái về cái kết của nó.
Từ nhiều chục năm nay, trong dư luận (mà hình như bắt đầu từ học đường, phụ huynh rồi đến văn nghệ sĩ) đã có những rì rầm về cái kết đó rồi.
Theo quan sát của tôi, mối băn khoăn của cộng đồng xung quanh việc này, không chỉ đơn giản là chuyện sửa đổi hay không đối với cái kết của một chuyện cổ tích.
Mối bận tâm của cộng đồng chúng ta sâu xa và quan trọng hơn nhiều: ấy là vấn đề tập quán và truyền thống.
Mỗi tác phẩm dân gian là một kết tinh về mặt nào đó và ở mức nào đó truyền thống của một cộng đồng. Mà truyền thống thì không phải nhất thành bất biến. Trái lại, nó vẫn luôn vận động theo chiều hướng tích cực, với hai mặt song hành và tương hỗ: vừa liên tục đào thải những yếu tố không còn phù hợp, vừa liên tục tích hợp những yếu tố tiên tiến để tự làm giàu và làm mới.
Có những yếu tố, ở gian đoạn lịch sử này thì phù hợp, cho nên được chấp nhận, thậm chí, được đề cao, đến giai đoạn khác thì không còn phù hợp nữa, cần phải điều chỉnh, đào thải.
Tôi cho rằng sự lên tiếng của dư luận đối với cái kết của chuyện Tấm Cám có nguồn gốc sâu xa từ nguyện vọng đó của đông đảo người Việt hiện đại.
Một cái kết gắn với cách trả thù tàn khốc của Tấm đối với mẹ con Cám có lẽ là một cái kết phù hợp với tâm lí thường tình của số đông trong những thời cả cộng đồng sôi sục chống ngoại xâm và đấu tranh giai cấp, nó thỏa mãn nhu cầu trừng phạt kẻ thù một cách triệt để, tận độ chăng?
Chúng ta hiểu vì sao, cùng theo một môtip “Lọ Lem” phổ biến, nhưng các chuyện tương tự trên thế giới không có cái kết tàn khốc như Tấm Cám.
Còn ở Việt Nam, cái kết tàn khốc đó, trong những giai đoạn trước lại ít gây cấn cái đối với đa số người đọc.
Song, chống kẻ thù giai cấp hay chống ngoại xâm cũng chỉ là các tình huống bất thường trong đời sống của mỗi dân tộc. Còn đời sống bình thường của mỗi dân tộc là sống trong hòa bình, hòa hợp. Để có thể sống trong hòa bình và hòa hợp thì không thể nặng lòng thù hận và dung dưỡng những đòn thù tàn khốc. Vì thế mà đã nảy sinh dị ứng với cái kết của chuyện Tấm Cám. Mong muốn sửa đổi cái kết phản ánh nhu cầu loại bỏ khía cạnh tiêu cực đã đeo bám dai dẳng tiềm thức của cộng đồng, nhu cầu ngăn ngừa cái mầm hận thù có thể gieo rắc vào đời sống tinh thần của những thế hệ sau và nhu cầu bồi đắp những gì là tích cực cho truyền thống Việt.
Bởi thế, theo tôi, người Việt hôm nay có quyền kể lại những câu chuyện của mình theo nhu cầu nhân văn của thời đại mới. Việc ấy vừa hợp với qui luật tồn sinh của văn học dân gian vừa hợp với nguyện vọng hoàn thiện những giá trị Việt cho truyền thống của mình.
2. Trước khi bàn việc sửa đổi cái kết của chuyện cổ tích Tấm Cám, có lẽ cần phải hiểu kĩ hơn về thực chất những dị ứng của cộng đồng đối với cái kết.
Có thể thấy ngay rằng cộng đồng không dị ứng với việc trừng phạt mẹ con Cám. Cả tư tưởng dân gian Việt, lẫn tinh thần Phật giáo đều thống nhất một phương châm: “khuyến thiện” và “trừng ác” là hai mặt phải tiến hành song song và không thể thiếu nhau. Trong chuyện cổ tích này, mẹ con Cám là hiện thân của cái Ác, chúng đã gây bao tội ác tày đình đối với Tấm, thì không thể không bị trừng phạt.
Trừng phạt kẻ thủ ác, kẻ gây nghiệp ác là thi hành công lí và hợp đạo lí. Vậy, cộng đồng băn khoăn dị ứng với điều gì ? Chỉ dị ứng về các khía cạnh này thôi: nhân vật nào đứng ra trừng phạt? trừng phạt bằng cách nào? và với mức độ nào? Cụ thể là dị ứng với nhân vật thực hiện việc trừng phạt là Tấm. Dị ứng với cách trừng phạt là lừa xuống hố, dội nước sôi cho chết. Dị ứng với việc Tấm còn đem xác Cám muối mắm, rồi lại còn gửi mắm làm từ xác em gái cho mẹ ghẻ ăn. Ngần ấy hành động cộng lại khiến cho người ta thấy cách trừng ác của Tấm đã vượt quá mức cần thiết, nó gần như là mất nhân tính.
Ở đây, những chuyên gia văn học dân gian có thể bào chữa cho Tấm rằng: đừng hiểu truyện cổ tích theo lối hiện thực thế, cần hiểu truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại của nó, rằng Tấm là hiện thân của cái Thiện còn mẹ con Cám là hiện thân của các Ác, đây là cái Ác đang phải trả giá đắt cho những gì nó đã gây ra, và cái Thiện cũng cần ra tay trừ diệt cái Ác một cách triệt để.
Vâng, nhưng có thể có những lí do để thấy sự biện bạch đó khó thuyết phục.
Thứ nhất, một khi văn bản đã tạo ra mối quan hệ ruột rà máu mủ giữa Tấm và Cám, thì liệu có thể đòi hỏi người đọc chỉ xem các nhân vật mẹ kế - con chồng, chị gái - em ruột ở đây chỉ đơn thuần là hiện thân cho hai lực lượng Thiện – Ác trong xã hội một cách trừu tượng được chăng?
Thứ hai, có nhất thiết phải chính Tấm ra tay trừng phạt em gái và mẹ kế của mình như thế không?
Thứ ba, có nhất thiết phải làm tất cả những mức độ man rợ như Tấm đã xuống tay mới là trừng Ác không?
Chúng ta nhớ đến chuyện Thạch Sanh. Thạch Sanh cũng là hiện thân của cái Thiện và Mẹ con Lý Thông cũng là hiện thân của cái Ác. Mẹ con Lý Thông đã gieo rắc tội ác với Thạch Sanh không thua gì mẹ con Cám. Chúng phải bị trừng trị đích đáng. Nhưng cái kết ở đó dễ được đồng tình vì: Thạch Sanh thì rộng lòng tha cho, nhưng trời đất đã không dung tha. Thiên Lôi đã giáng sấm sét giết chết, biến chúng thành con bọ hung. Sự trừng phạt ở đó là thuộc về đạo trời. Cái Ác đáng bị trừng phạt, nhưng cái Thiện cũng cần phải biết trừng phạt một cách nhân tính chứ không thể mất nhân tính được. Chuyện Tấm Cám có thể có và xứng đáng có một cái kết với sự trừng phạt nhân tính hơn.
Tuy nhiên, không thể ứng xử tùy tiện đối với một bản kể cổ tích, cho dù chỉ là sửa đổi cái kết của nó. Việc sửa một bản kể đã ăn khá sâu vào nhiều thế hệ người đọc là một điều vô cùng phức tạp. Nó khó khăn gấp vạn lần so với việc trùng tu một công trình kiến trúc cổ xưa.
Bất cứ một sửa đổi nào, dù nhỏ, nếu không phù hợp với tâm lí tiếp nhận cổ tích nói chung, tâm lí tiếp nhận cổ tích của người Việt nói riêng, chắc chắn sẽ gây hẫng hụt, thậm chí, phản cảm đối với người đọc, người nghe.
Trên thực tế, đã có không ít trường hợp sửa đổi rơi vào tình trạng như vá một miếng vải kaki lên một thân áo gấm xưa rồi. Bởi, công việc này, về thực chất, là phải tạo ra được một chỉnh thể mới cho thiên cổ tích vốn đã bắt rễ sâu vào tiềm thức người đọc. Mọi sửa đổi bất chấp đặc trưng thi pháp thể loại đều có nguy cơ phá hỏng chỉnh thể vốn có của thiên truyện.
Tuy nhiên, thế giới này cũng đã từng có Anđecxen, người đã tái tạo và sáng tạo ra nhiều thiên cổ tích dựa trên sự thẩm thấu sâu sắc nhuần nhuyễn những đặc trưng tinh vi của thể loại …
Cổ tích ở ta, ngoài những yếu tố văn hóa dân gian Việt, còn có sự pha trộn nhiều yếu tố văn hóa của các dân tộc khác cùng các yếu tố tôn giáo như Phật giáo, Đạo giáo.
Nếu không tính đến những điều này, việc sửa đổi khó tránh khỏi bất cập. Chuyện Tấm Cám mang khá đậm yếu tố Phật giáo. Riêng về cái kết của chuyện này, trong bản kể đang lưu hành phổ biến hiện nay, có thể thấy tiềm ẩn ít nhất là ba kiểu kết khác so với cái kết đã có mà xem ra vẫn phù hợp với mạch truyện cũng như phù hợp với tinh thần cổ tích.
Nghĩa là, vẫn tuân thủ nghiêm ngặt cái quy luật “ác giả ác báo”, nhưng Tấm không phải trực tiếp “thi hành án” và mẹ con Cám vẫn phải đền tội đích đáng.
Thứ nhất, kiểu kết “gậy ông đập lưng ông”: mẹ con Cám lại nghĩ kế hãm hại Tấm, nhưng chính mình lại sập bẫy của mình một cách trớ trêu và thê thảm, mà mức độ còn tệ hơn bất cứ hậu quả nào chúng từng gây ra.
Thứ hai, là kiểu kết theo luật trời: mẹ con Cám bị Trời hoặc Phật (Bụt) trừng phạt (biến chúng thành những con vật bẩn thỉu ghê tởm, từa tựa cái kết chuyện Thạch Sanh).
Và, thứ ba, là kiểu kết theo luật đời: mẹ con Cám bị nhà vua trừng phạt theo phép nước.
Thời gian gần đây, do sớm băn khoăn về cái kết của chuyện Tấm Cám và thiết tha với việc khai thác các giá trị Việt trong các tích cổ của dân tộc để làm ra những tấm chăn cổ tích, mà Sentory (17B, Hàm Long, Hà Nội) đã đề xuất một cái kết khá thú vị theo hướng thứ ba này.
Tại sao chúng ta không nhân việc này mà tổ chức một cuộc thi kể lại chuyện Tấm Cám trong toàn quốc nhỉ? Biết đâu trong số các bản kể mới lại xuất hiện bản ưu việt hơn bản hiện hành? Và biết đâu, nhân cuộc này mà những Anđecxen đang ẩn dật đâu đó tại các chốn quê đất Việt lại có dịp lộ diện, đăng quang? Có thể lắm chứ! Tại sao không?
3. Đối với giáo dục, cái được học chính thức thường phải là những gì thật chuẩn. Một văn bản văn chương được chọn để học chính thức cho học sinh thì nên là những văn bản càng ít gây phản ứng, dị ứng càng tốt. Không nên loại bỏ một chuyện cổ tích như Tấm Cám ra khỏi chương trình; người học cần biết đến nó. Nhưng có nhiều cách và nhiều mức độ để biết về nó. Biết ở dạng đọc thêm cũng là một cách, một mức chứ sao! Kho tàng cổ tích Việt Nam có bao nhiêu tác phẩm hay, đâu riêng gì Tấm Cám. Mà cốt truyện Tấm Cám lại thuộc một môtip cốt truyện khá phổ biến trên thế giới, nét tương đồng với quốc tế thì nhiều, còn những nét độc đáo của cổ tích Việt ở đó đâu có đậm gì hơn những thiên cổ tích khác của ta.
Vả chăng, một câu chuyện gây nên những dị ứng ở đông đảo người học, người nghe, mà vẫn dùng để giảng dạy chính thức thì có e lợi bất cập hại không? Tại sao cứ nhất thiết phải học chính thức chuyện Tấm Cám? Có thể chuyển nó sang dạng bài để đọc thêm cũng rất tốt chứ sao, nhất là khi chuyện lại chưa có được một cái kết đáp ứng tốt nhu cầu nhân văn chính đáng của người đọc hôm nay!
Hà Nội, 13 – 11 – 2011
- Chu Văn Sơn