Bộ GD-ĐT vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ kết quả thực hiện nhiệm vụ rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục năm 2018.
Ngày 27/4/2018, Bộ trưởng GD-ĐT đã ký quyết định phê duyệt phương án đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GDĐT.
Cụ thể, trong tổng số 212 điều kiện đầu tư kinh doanh của Bộ GD-ĐT, số được đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa là 110, chiếm 51,9% tổng số ĐKKD (trong đó Nghị định số 46/2017/NĐ-CP đề xuất: cắt giảm 72 ĐKKD, đơn giản hóa 22 ĐKKD; Nghị định số 73/2013/NĐ-CP đề xuất: cắt giảm 9 ĐKKD; đơn giản hóa 7 ĐKKD).
Tổng số ĐKKD được đề xuất cắt giảm là 81 (chiếm 38,2%); tổng Số ĐKKD đề xuất đơn giản hóa là 29 (chiếm 13,7%).
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, năm 2018 tổng số ĐKKD đã cắt giảm, đơn giản hóa tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 73) và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định số 46/2017/NĐ-CP) là 121/212 (chiếm 57,1% tổng số ĐKKD, hoàn thành vượt mức 5.2% so với tỷ lệ ĐKKD đã đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa so phương án đề xuất).
Thanh Hùng
Lại trao quyền cho Bộ trưởng ban hành điều kiện kinh doanh?
Dự thảo nghị định về giao thông bị phát hiện ban hành thêm 85 điều kiện kinh doanh và trao cho tư lệnh ngành thẩm quyền đặt điều kiện kinh doanh, trái với các quy định và quyết tâm cải cách hiện nay.
Cắt giảm 110 điều kiện kinh doanh giáo dục: Liệu đã đủ?
Theo Bộ GD-ĐT, tổng số điều kiện kinh doanh được đề nghị cắt giảm và đơn giản hóa đã tới hơn một nửa so với hiện hành. Song, nhiều ý kiến kiến nghị tiếp tục cắt giảm để tạo hành lang đầu tư và phát triển giáo dục thông thoáng.
Bộ Giáo dục dự kiến cắt giảm 91 điều kiện kinh doanh
Giải thích với tổ công tác của Chính phủ rằng "điều kiện kinh doanh cũng là điều kiện đảm bảo chất lượng", Bộ trưởng Giáo dục nói không thể cắt giảm cơ học.