Gần 900 học sinh trên cả nước tranh tài sáng chế khoa học

Năm học 2018-2019 là năm thứ 7 Bộ GD-ĐT tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia trên phạm vi toàn quốc.

Cuộc thi năm nay thu hút được đông đảo đội ngũ giáo viên, học sinh các trường phổ thông trên khắp cả nước tham gia với481 dự án ở 21 lĩnh vực, 896 học sinh tham dự.

{keywords}
 

Tại khu vực phía Bắc, cuộc thi diễn ra từ ngày 9/3 đến ngày 12/3 tại Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam (Hà Nội)với 34 đơn vị tham gia (gồm 30 sở GD-ĐT từ Thừa Thiên Huế trở ra và 4 trường đại học).

Cụ thể có 252 dự án của 487 học sinh (trong đó cấp THPT có 198 dự án của 377 học sinh, THCS có 54 dự án của 110 học sinh) thuộc 20 lĩnh vực.

{keywords}
 

Tại khu vực phía Nam, cuộc thi sẽ diễn ra từ ngày 16/3 đến 19/3 tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng (quận 7, TPHCM) với 229 dự án của 409 học sinh (cấp THPT có 191 dự án, cấp THCS có 38 dự án).

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia nhằm khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu khoa học sáng tạo kĩ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống.

Cùng đó, góp phần đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, cách đánh giá kết quả học tập; góp phần phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Thúc đẩy giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao chất lượng dạy và học trong các cơ sở giáo dục và góp phần thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT chia sẻ tại lễ khai mạc cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học khu vực phía Bắc năm học 2018-2019.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho hay sự bùng nổ tri thức, công nghệ sản xuất mới vàcuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang làm thay đổi các nội dung trong giáo dục đào tạo. Do đó yêu cầu người học phải thay đổi cách học, người dạy phải thay đổi cách dạy và nhà trường phải thay đổi cách đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của người học.

“Hy vọng rằng thông qua hoạt động này, chúng ta sẽ có nhận thức mới về chất lượng giáo dục, mở rộng về không gian, thời gian và hình thức hoạt động dạy học, thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường. Đồng thời khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức nghiên cứu khoa học và các cá nhân tham gia vào hoạt động giáo dục của trường phổ thông”, Thứ trưởng Độ bày tỏ.

{keywords}
 

 

{keywords}
Dự án hệ thống chăn nuôi, chăm sóc cá.

 

{keywords}
 

 

{keywords}
Dự án hệ thống vi điểm quan trắc và cảnh báo lũ quét tự động.

 

{keywords}
 

 

{keywords}
Dự án thiết kế nắp cống thoát nước tự gạt rác.

 

{keywords}
 

 

{keywords}
Dự án nghiên cứu ứng dụng vật liệu mang vi sinh để xử lý nước thải trường học.

 

{keywords}
Dự án hệ thống cảm biến hỗ trợ phanh cho xe số tự động.

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

Theo ban tổ chức, cuộc thi năm nay cũng thu hút, tập hợp được hàng trăm nhà khoa học từ các trường ĐH, CĐ, học viện tham gia hướng dẫn, góp ý, chấm, chọn các dự án tham gia từ cuộc thi cấp tỉnh/thành phố đến cấp quốc gia. Nhiều trường ĐH, các tổ chức khoa học, các doanh nghiệp trong và nước ngoài sẽ đến tham dự, trao thưởng và công bố tuyển thẳng vào ĐH của đơn vị mình đối với các thí sinh đạt giải.

Thanh Hùng

Trải nghiệm đặc biệt “trong xứ sở Toán học diệu kỳ"

Trải nghiệm đặc biệt “trong xứ sở Toán học diệu kỳ"

Bóng hơi chịu tải nặng không vỡ trên bàn đinh, chế tạo và điều khiển robot, thiết bị tự động, lý giải các quy luật cuộc sống bằng toán học,… là một trong những điều mà học sinh được trải nghiệm tại Ngày hội Toán học mở năm 2018.