Phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Nature Geoscience vào ngày 12/12. Các nhà nghiên cứu đã lập bản đồ có tên gọi BedMachine giúp hiển thị chi tiết các đỉnh, rãnh và sườn dốc khu vực Nam Cực.
Nhóm nghiên cứu đứng đầu là các nhà băng hà học ở Đại học California đã sử dụng dữ liệu về độ dày các lớp băng từ 19 viện nghiên cứu khác nhau trong hơn 40 năm. Ngoài ra, nhóm cũng sử dụng các thiết bị cảm biến để theo dõi địa hình bên dưới lớp băng dày bao phủ Nam Cực.
Điểm sâu nhất trên đất liền của Trái Đất được công nghệ BadMachine phát hiện
Sự kết hợp các dữ liệu trên đã tạo nên những hình ảnh chi tiết nhất của Bắc Cực, giúp các nhà khoa học có thể xác định đặc điểm địa hình nằm sâu dưới các lớp băng.
“BedMachine có thể phóng to các khu vực cụ thể ở Nam Cực. Nhờ đó chúng ta có thể phát hiện ra rất nhiều điều đáng kinh ngạc trên lục địa này, đặc biệt là ở các khu vực trước đây chưa được lập bản đồ một cách chi tiết bằng radar”, ông Mathieu Morlighem, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.
Cũng nhờ đó mà nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra Denman Glacier. Vùng lõm này dài khoảng 100 km, rộng khoảng 20,1 km; độ sâu đạt 3,5 km dưới mực nước biển và lập kỷ lục là điểm sâu nhất trên đất liền.
Điểm sâu nhất trên đất liền từng được xác định là một khe vực nằm gần Hồ Biển Chết ở Israel với độ sâu 413 mét dưới mực nước biển, kém hơn 8 lần so với thung lũng Denman Glacier. Còn điểm sâu nhất tính cả dưới đáy biển là rãnh Mariana ở phía tây Thái Bình Dương với độ sâu lên tới 11 km dưới mực nước biển.
Trường Giang (Theo BBC)
9 thành tựu nổi bật của khoa học vũ trụ trong năm 2019
Nghiên cứu in 3D xương và da giúp cấp cho việc cứu các tai nạn trên vũ trụ, phóng tàu vũ trụ năng lượng mặt trời hay lắp kính viễn vọng không gian mạnh nhất,... là những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực khoa học vũ trụ của năm 2019.