- Ngụy Thị Khanh là một trong 6 người nhận Giải thưởng Môi trường Goldman 2018 nhờ những đóng góp của mình trong lĩnh vực tìm giải pháp cho năng lượng tái tạo và bền vững.
6 nhà vận động vì môi trường giành giải The Goldman Prize 2018 |
Giải thưởng về môi trường hàng đầu thế giới năm nay được trao cho 5 người phụ nữ và một người đàn ông nhằm ghi nhận vai trò nổi bật của họ trong việc bảo vệ Trái Đất. Năm nay cũng là năm đầu tiên có tới 5 người phụ nữ góp mặt ở giải thưởng.
Những người chiến thắng gồm có: 2 nhà hoạt động chống hạt nhân người Nam Phi - Makoma Lekalakala và Liz McDaid, nhà vận động vì năng lượng sạch Ngụy Thị Khanh, người bảo vệ nước sạch người Mỹ LeeAnne Walters, và nhà hoạt động vì môi trường biển người Pháp Claire Nouvian. Người đàn ông duy nhất có mặt trong danh sách năm nay là Manny Calonzo, người Philippine, một nhà vận động chống sử dụng, sản xuất sơn chì.
Việt Nam hiện là một trong 4 quốc gia châu Á dẫn đầu thế giới về việc xây dựng các nhà máy than đá mới. Sau khi khai thác gần như cạn kiệt tiềm năng thủy điện của mình, năm 2011, Chính phủ đã chuyển hướng sang than đá và năng lượng hạt nhân để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai. Phần lớn than đá đốt ở Việt Nam được nhập khẩu, làm tăng sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên nhập khẩu đắt đỏ này. Than đá thải ra 40% lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu và là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm nguồn nước và không khí.
Năm 2011, Chính phủ công bố Kế hoạch Phát triển Năng lượng giai đoạn 2011-2020, trong đó vạch ra nhu cầu năng lượng trong tương lai và kêu gọi 75.000 MW điện đốt than vào năm 2030. Một nghiên cứu của ĐH Harvard vào năm 2015 kết luận rằng, mỗi năm sẽ có khoảng 20.000 người Việt Nam chết sớm vì ô nhiễm không khí nếu tất cả những nhà máy than đá đề xuất được xây dựng ở Việt Nam.
Nhà vận động cho năng lượng sạch
Chị Ngụy Thị Khanh, 42 tuổi, sinh ra trong một gia đình nông thôn ở miền Bắc Việt Nam. Lớn lên gần một nhà máy than, chị trực tiếp trải nghiệm sự ô nhiễm từ các hoạt động của nhà máy. Chị cũng chứng kiến nhiều người dân quê mình mắc bệnh ung thư.
Chị học nhiều Lịch sử, tiếng Pháp, Ngoại giao và dự định trở thành một nhà ngoại giao. Tuy nhiên, luôn đam mê với môi trường, sau khi tốt nghiệp đại học, chị bắt đầu làm về các vấn đề bảo tồn nguồn nước và phát triển cộng đồng cho một tổ chức phi lợi nhuận nhỏ của Việt Nam.
Năm 2011, chị Khanh thành lập Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam, cũng như bảo tồn nguồn nước sạch, không khí trong lành. Chị cũng thành lập Hiệp hội Năng lượng bền vững Việt Nam – một mạng lưới gồm 11 tổ chức xã hội và môi trường của Việt Nam và trên thế giới nhằm hợp tác để giải quyết các vấn đề năng lượng trong khu vực. Chị tập trung vào việc kết hợp với các chuyên gia và những người nắm quyền quyết định về năng lượng tái tạo để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và điện than.
Nghiên cứu của chị đặt ra những lo ngại về sự phụ thuộc lớn của các nhà máy vào than đá, lo ngại về giải pháp năng lượng lâu dài cũng như các tác động khí hậu đối với Việt Nam.
Năm 2013, chị đã hợp tác với các chuyên gia năng lượng, thực hiện một nghiên cứu về cơ hội giảm tỷ trọng than đá trong hỗn hợp cung cấp năng lượng.
Nghiên cứu đề cập cụ thể tới sự đắt đỏ và nguy hiểm của than đá khi là nguồn chính để sản xuất năng lượng điện, đồng thời đề xuất các giải pháp thay thế.
Cùng lúc đó, một số thảm họa môi trường ở Việt Nam liên quan đến than đá đã làm nổi bật sự nguy hiểm và tính cấp thiết phải tìm một giải pháp thay thế. Câu chuyện đi tìm tương lai cho năng lượng Việt Nam được đưa ra bàn thảo rộng rãi. Chị Khanh là người tổ chức các hoạt động đào tạo và tuyên truyền ở 8 khu vực bị ảnh hưởng bởi các thảm họa. Chị làm việc với truyền thông để xuất bản những bài báo viết về than đá và tác động của nó.
Việc đưa tin rộng khắp của truyền thông cộng với những cuộc tranh luận sôi nổi về than đá giúp chị và GreenID có cơ hội hợp tác với Chính phủ về kế hoạch phát triển năng lượng mới.
Tháng 1/2016, Chính phủ thông báo về dự định rà soát các kế hoạch phát triển của tất cả các nhà máy than đá mới mở, đồng thời khẳng định cam kết của Việt Nam về việc thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế về giảm khí thải nhà kính.
Kế hoạch phát triển năng lượng mới của người phụ nữ này đã giúp giảm đáng kể các nhà máy than đá, đồng thời tăng tổng năng lượng tái tạo – như năng lượng gió, năng lượng mặt trời và nhiên liệu sinh khối – lên 21% tổng kế hoạch năng lượng vào năm 2030.
Với những phát triển này, chị Khanh đã giúp Việt Nam hướng tới con đường độc lập về năng lượng. Chị cam kết sẽ cùng các đồng nghiệp và Chính phủ hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang các giải pháp năng lượng tái tạo và bền vững.
Nguyễn Thảo (The Guardian, The Goldman Prize)
Phòng thí nghiệm bằng ‘click’ chuột của các nhà khoa học trẻ
Không cần tới phòng thí nghiệm, chỉ cần một chiếc máy tính có kết nối Internet, người học có thể tự tay pha dung dịch, làm thí nghiệm chỉ bằng những cái “click” chuột với nền tảng giáo dục Open Classroom.
Kêu gọi nhà khoa học đăng ký xin tài trợ 4 triệu đô cho 1 dự án
Hội thảo “Giới thiệu dự án FIRST và hướng dẫn viết hồ sơ đề xuất tài trợ lần thứ 3” đã diễn ra tại Bộ Khoa học và Công nghệ vào sáng ngày 8/11.
Nữ tiến sĩ Việt Nam lọt tốp 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á
PGS. TS Lê Thị Kim Phụng, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM (ĐHQG TP.HCM) đã trở thành nhà khoa học duy nhất của Việt Nam lọt vào tốp 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á do Tạp chí Asian Scientist bình chọn.
Bộ trưởng Giáo dục gửi thư chúc mừng 2 nhà khoa học đoạt giải Tạ Quang Bửu 2017
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa gửi thư chúc mừng GS Phan Thanh Sơn Nam (Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM) và PGS. Nguyễn Sum (Trường ĐH Quy Nhơn) vừa nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu 2017.
2 câu trả lời thông minh của nhà khoa học đăng quang Hoa hậu Mỹ
Kára McCullough, nhà khoa học 25 tuổi hiện đang làm việc tại Ủy ban Điều tiết hạt nhân Mỹ là người giành vương miện năm nay.