Andrew Halliburton sinh ra trong một gia đình lao động bình thường ở Anh. Khi chưa đầy 2 tuổi, cậu bé đã khiến cha mẹ kinh ngạc khi đọc được những con số và chữ trên màn hình TV.
Cha của Andrew vốn là một tài xế lái xe cảnh sát dân sự và mẹ làm công việc dọn dẹp. Chính vì thế, kinh tế của gia đình cậu cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Andrew Halliburton sinh ra trong một gia đình lao động bình thường ở Anh.
Cho tới khi Andrew được gia đình đưa đi khám, bác sĩ đã phát hiện ra cậu bé là một thiên tài. May mắn thay, hội đồng ở địa phương cũng hứa sẽ cung cấp cho cậu một chiếc máy tính.
Những ngày sau đó, phần lớn thời gian Andrew ở trong phòng ngủ, chơi trò giải đố trên máy tính.
"Tôi cảm thấy thời thơ ấu của mình bị lãng phí", Andrew nói. "Tôi thực sự không được ra ngoài nhiều như các bạn mặc dù tôi cũng rất thích những thú vui như đi xe đạp. Tôi chưa bao giờ được học đi xe đạp", Andrew tiếc nuối.
Khi lên 8 tuổi, hiệu trưởng trường tiểu học của Andrew đã gọi điện quanh các trường trung học để tìm ngôi trường mới phù hợp với khả năng của cậu hơn. 9 tuổi, Andrew đã học cùng với những đứa trẻ tuổi 13, 14. "Các bài toán không hề làm khó tôi", Andrew nói.
Lên 11 tuổi, lần đầu tiên cậu bé cảm thấy áp lực và bắt đầu hoảng loạn. Bạn bè, giáo viên và cha mẹ đều kỳ vọng rằng cậu sẽ làm xuất sắc mọi thứ.
Tiếp đến là các phương tiện truyền thông cũng thường xuyên chia sẻ hình ảnh của Andrew ngồi trên một chồng sách giáo khoa, tay cầm cây thước và chú thích "Thiên tài Andrew Halliburton".
Nhưng đối với một cậu bé nhút nhát, đây quả là một điều khó khăn. "Tôi khó có thể nói thẳng lời của mình", Andrew nói về sự xuất hiện của mình trên TV và cho biết, sự nổi tiếng khiến cậu rất áp lực trước mỗi kỳ thi.
Nỗ lực hòa nhập không thành, cậu bỏ học ngay trong năm đầu tiên và xin việc tại một tiệm ăn nhanh.
Ở tuổi 11, cậu bé đã giải các bài toán cao cấp dành cho sinh viên đại học. Thể hiện được khả năng xuất chúng, Andrew đã được tuyển thẳng vào ngành Khoa học máy tính của một trường đại học. Nhưng Andrew lại bày tỏ một sự thất vọng: "Tôi đã khá thất vọng khi phát hiện ra nó dễ dàng hơn nhiều so với mong đợi". Cậu cũng cho biết, quyết định này là cậu lựa chọn theo mong muốn của cha mẹ.
Andrew vào đại học và gặp khó khăn trong việc kết bạn. Nỗ lực hòa nhập không thành, cậu bỏ học ngay trong năm đầu tiên và xin việc tại một tiệm ăn nhanh.
Với 5 năm làm việc tại đây, cậu cảm thấy thật sự hạnh phúc. Cậu thích thú với vẻ mặt ngạc nhiên của khách hàng khi thấy mình có thể tính nhẩm số tiền họ phải trả mà không cần phải sử dụng đến máy tính.
Chia sẻ với báo giới, Andrew cho biết: "Tôi nghĩ bản thân mình như một kẻ mọt sách chứ không phải thiên tài. Tôi chưa bao giờ thích cách gọi này. Đó là một gánh nặng. Tôi cảm thấy mình phải gồng lên chứ không được sống theo mong đợi của mình".
Năm 2010, khi cảm thấy sẵn sàng và không chênh lệch tuổi tác quá nhiều với bạn học, Andrew xin nghỉ việc và quay trở lại trường theo đuổi đam mê thật sự của mình là ngành Công nghệ trò chơi máy tính.
"Tôi muốn sống một cuộc đời bình thường, điều mà gần 20 năm qua tôi không có được", Andrew nói.
Trường Giang (Theo Guardian)
Bố tự trói tay mình để kiềm chế cơn giận khi dạy con học
Một người bố Trung Quốc đã chọn cách trói tay mình ra sau lưng trong lúc dạy con học để kiềm chế nếu bản thân nóng giận hay căng thẳng.