- Chiều ngày 27/3, Thường trực UBND TP.HCM gặp gỡ với sinh viên tiêu biểu của thành phố, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM chủ trì gặp gỡ. Một sinh viên đã đưa ra ý tưởng sau vụ cháy chung cư Carina.
Dự buổi gặp gỡ gồm 150 sinh viên tiêu biểu ở các trường ĐH trên địa bàn thành phố. Tại đây, sinh viên Trương Nhựt Cường, chủ tịch Hội sinh viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã đề xuất biện pháp sau vụ cháy tại chung cư Carina làm 13 người chết, nhiều người bị thương vừa qua.
Sinh viên Trương Nhựt Cường đề xuất biện pháp sau cháy chung cư Carina |
Cường cho rằng qua sự việc này cho thấy phòng cháy hơn chữa cháy. Vì vậy nên đưa các nội dung dạy kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho học sinh, sinh viên và xem đây là một yêu cầu trong học tập.
“Kỹ năng phòng cháy chữa cháy cùng một số kỹ năng khác cần được biên soạn thành các tài liệu chính thức, quy định là môn học bắt buộc trong nhà trường. Sau vụ cháy vừa qua, nhiều người dân mua mặt nạ chống khói, dây an toàn. Những kiến thức sử dụng, thoát hiểm là do người bán tuyên truyền. Tại sao sinh viên không thể là người hướng dẫn cho người dân”- Cường đặt vấn đề.
Ngoài ra, sinh viên này cũng đề xuất thành phố cần thành lập cơ sở dữ liệu quản lý y tế cho từng người, đặt tại các đơn vị xã, phường. Những thông tin về sức khỏe, tiền sử bệnh án của mỗi người được lưu trữ ở trạm y tế, được chia sẻ đến nhiều bệnh viện sẽ giúp người dân thuận tiện hơn mỗi khi đi khám bệnh.
Sinh viên Thu Quỳnh, Khoa Y, ĐH QG TP.HCM cũng cho rằng hiện nay nếu đi khám bệnh ở bệnh viện người dân sẽ phải mua một cuốn sổ khám bệnh. Cuốn sổ này chỉ được dùng nếu tái khám ở cùng bệnh viện. Nếu đi khám ở bệnh viện khác người bệnh sẽ phải mua cuốn sổ khác.
"Theo em nên tích hợp thông của bệnh nhân bằng một cuốn sổ điện tử được quản lý bằng mã code. Như vậy khi bệnh nhân đi khám chỉ cần sử dụng mã code là bệnh viện có thể nắm hết tất cả các thông tin về tiền sử bệnh tật”- Quỳnh nói.
Còn sinh viên Phan Anh Vũ, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP.HCM đưa ra ý tưởng, hiện nay việc vi phạm ô nhiễm môi trường ở thành phố rất nhiều, thay vì đợi hoặc lâu lâu có một đoàn kiểm tra nên thành thành “bộ” kiểm tra. "Bộ" này sẽ tự động thu nồng độ C2 ở các xí nghiệm, cơ quan.
“Nếu UBND đặt hàng các trường ĐH trường ĐH sẽ rất sẵn ràng. Như vậy khi có thông tin báo về thành phố có thể xử phạt ngay mà không phải đi tận nơi kiểm tra hoặc lâu lâu xuống kiểm tra”- Anh Vũ đề nghị.
Riêng sinh viên Đỗ Hạnh Ngân, Trường ĐH SP TP.HCM cho rằng sinh viên có thể đóng góp những ý tưởng sáng tạo thông qua các cuộc thi. Vì vậy thành phố nên tổ chức các cuộc thi cũng như tổ chức các ngày hội để tuyên truyền cho người dân như vậy người dân có thể đóng góp ý kiến ở mức độ đóng góp của mình. Ngoài ra, bạn này cũng đề nghị thành phố hiện chưa thực hiện đồng bộ thùng rác phân loại nên cần thực hiện đồng bộ ở toàn thành để người dân tự ý bỏ rác.
Trong khi đó, sinh viên Nguyễn Thanh Huy, Trường Đại học Tôn Đức Thắng cho rằng khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của sinh viên là vấn đề đáng lo. Sinh viên này đề xuất nên mua các giáo trình ngoại ngữ để giảng dạy trong nhà trường, cải thiện khả năng giao tiếp cho sinh viên.
Sinh viên tiêu biểu gặp gỡ lãnh đạo thành phố |
Theo ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên vì vậy sắp tới thành phố sẽ tổ chức nhiều hơn. Thành phố sẽ luôn ủng hộ, tạo điều kiện để sinh viên thỏa sức suy nghĩ, sáng tạo. Việc sinh viên tin tưởng vào thành phố là nguồn lực to lớn góp phần cho sự phát triển của thành phố.
Ông Phong cho biết, thành phố xác định phát triển kinh tế chủ yếu dựa trên dịch vụ, những ngành có giá trị gia tăng cao, tăng cường ứng dụng công nghệ dựa trên đổi mới sáng tạo. TP.HCM đặt mục tiêu trở thành một trong nhóm 10 thành phố trên toàn cầu, sẽ tập trung mọi nguồn lực xây dựng đô thị thông minh, đẩy nhanh xây dựng khu đô thị sáng tạo ở khu phía Đông, thu hút những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao - vốn là hạt nhân thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy rất cần những ý tưởng của sinh viên. Ông Phong mong sinh viên có thêm các ý tưởng, nỗ lực để hiện thực hóa nó, nỗ lực học tập, tiếp cận và làm chủ tri thức.
Lê Huyền
Hơn 90% sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội tốt nghiệp có việc làm sau 12 tháng
Tỷ lệ sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội tốt nghiệp có việc làm sau 12 tháng đạt hơn 90% theo công bố từ đề án tuyển sinh ĐH năm 2018.
Sinh viên mới ra trường kỳ vọng mức lương 700 – 1.000 USD/tháng
Đó là thông tin thu được từ “Báo cáo thống kê lương toàn năm 2017” mà Cổng thông tin việc làm trực tuyến vừa công bố dựa trên phân tích số liệu trên VietnamWorks từ 1/1/2017 đến 31/12/2017.