Công văn do ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên ký nêu rõ, tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vừa qua đã xảy ra vụ việc 2 học sinh của trường Tiểu học Phan Bội Châu bị ngã văng khỏi xe ô tô trên đường đi học; tại Bình Dương xe ô tô chở học sinh trên đường đến trường bất ngờ bốc cháy.
Mặc dù hai vụ việc trên không gây thiệt hại về người, nhưng đã tạo ra tâm lý lo ngại của phụ huynh học sinh, cộng đồng xã hội về sự an toàn của việc đưa đón học sinh.
Học sinh của trường Tiểu học Phan Bội Châu bị ngã văng khỏi xe ô tô trên đường đi học
Trước đó, ngày 16/8, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các địa phương tăng cường giải pháp bảo đảm an toàn học sinh khi sử dụng dịch vụ đưa đón bằng xe ô tô.
Đến nay, Bộ GD-ĐT mới nhận được 8 báo cáo của các tỉnh: Ninh Bình, Quảng Nam, Bến Tre, Bắc Giang, Cao Bằng, Gia Lai, Khánh Hòa, Thanh Hóa về kết quả triển khai việc rà soát, thống kê tình hình đưa đón học sinh bằng xe ô tô.
Bộ một lần nữa yêu cầu Sở GD-ĐT chưa nộp báo cáo triển khai các nội dung như chỉ đạo. Đồng thời, các địa phương tiếp tục kiểm tra, rà soát, báo cáo tổng hợp thực trạng sử dụng dịch vụ đưa đón học sinh, phối hợp với Ban An toàn giao thông, Sở Giao thông Vận tải rà soát việc thực hiện quy định pháp luật, hợp đồng vận chuyển đối với các trường và đơn vị kinh doanh vận tải.
Bộ yêu cầu các Sở tiến hành rà soát thông tin trên địa bàn với các mục sau: Tên trường; tổng số lượng xe nhà trường sử dụng đưa đón học sinh; số xe sử dụng đủ tiêu chuẩn theo quy định; số xe sử dụng không đủ tiêu chuẩn theo quy định; tỷ lệ xe do nhà trường hợp đồng; tỷ lệ xe do chủ thể khác điều hành và ghi chú.
Các Sở GD-ĐT báo cáo kết quả về Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên trước ngày 28/12.
Trường Giang
Bố trí nhân viên tư vấn tâm lý học đường bảo đảm không tăng biên chế
- Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; bố trí nhân viên tư vấn tâm lý học đường phù hợp thực tiễn của địa phương và bảo đảm không làm tăng biên chế.