Nhiều cha mẹ thường chắc chắn rằng cách nuôi dạy con cái của họ rất tốt. Tuy nhiên, theo các nhà tâm lý học, những bậc cha mẹ dù có kỹ năng sư phạm tốt vẫn thường mắc phải tình huống dạy con tiêu cực.

{keywords}

Cha mẹ thường tỏ ra không đồng tình khi nhìn thấy con khóc lóc, tức giận hoặc ném đồ chơi đi.

Đó là lý do vì sao các bậc phụ huynh thường la hét “Đừng khóc nữa” thay vì tìm hiểu nguyên nhân vấn đề.

Cách phản ứng này là điều không nên có vì cảm xúc tiêu cực cần phải tìm cách thoát ra. Do vậy, cha mẹ cần trấn an trẻ và bắt đầu đi tìm nguyên nhân đẩy con đến những cảm xúc tiêu cực đó.

{keywords}

Nhiều bậc cha mẹ tin rằng sự thành công trong học tập sẽ có mối tương quan đến thành công của con trong cuộc sống khi trưởng thành.

Tất nhiên, giáo dục đóng vai trò rất lớn nhưng nó không phải yếu tố duy nhất quyết định đến thành công.

Howard Gardner, một nhà tâm lý học nổi tiếng tại Đại học Harvard đã đưa ra 7 hình thức khác nhau của trí thông minh.

Ông cũng cho rằng, hầu hết các bài kiểm tra IQ chỉ ước tính mức độ logic, trong khi bỏ qua trí thông minh về không gian, vận động, âm nhạc và các loại thông minh khác. Một số nghiên cứu chứng minh rằng trí thông minh cảm xúc đóng vai trò rất lớn trong sự thành công của trẻ khi chúng lớn lên.

{keywords}

Ashley Eneriz, một người mẹ và cũng là một chuyên gia tài chính chỉ ra rằng cha mẹ hiện đang dành cho con cái nhiều hơn mức cần thiết.

Ashley khuyên cha mẹ chỉ nên đầu tư cho con những thứ chúng thực sự cần. Tiết kiệm tiền cho con cái không khiến cha mẹ trở thành người xấu.

Ngược lại, cha mẹ tiết kiệm tiền có thể là một hình thức giáo dục tuyệt vời cho con cái và dạy chúng không nên tiêu tiền vào những thứ vô bổ.

{keywords}

Các nhà tâm lý học cho rằng tước đoạt của trẻ một thứ gì đó không phải hình phạt hiệu quả.

Đây là một hình phạt nguy hiểm và khiến đứa trẻ hiểu rằng người quyền lực có thể làm bất cứ điều gì họ muốn. Hình phạt này cũng không rõ ràng vì nó còn phụ thuộc vào tâm trạng của cha mẹ.

{keywords}

“Tôi không muốn con tôi chán học” là điều mà nhiều phụ huynh mong muốn khi gửi con đến các lớp ngoại khóa hoặc các trung tâm giáo dục. Cha mẹ đều mong muốn rằng đứa trẻ sẽ không có khoảnh khắc nào cảm thấy buồn chán. Nhưng những bậc cha mẹ này đã phạm phải sai lầm khi họ nghĩ rằng điều quan trọng nhất là giữ cho con luôn được giải trí.

{keywords}

Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ em cần phải được dạy cách chia sẻ. Đây là một quan niệm sai lầm.

Các nhà tâm lý học khuyên cha mẹ nên đặt mình vào vị trí của trẻ. Bạn có muốn chia sẻ đồ đạc cá nhân của mình với một người bạn hầu như không biết?

Bạn sẽ cởi chiếc áo yêu thích chỉ vì hàng xóm thích nó? Điều này gần như là không thể. Do vậy đừng bắt đứa trẻ phải chia sẻ cái gì đó chũng không thực sự muốn.

Thúy Nga (Theo BrightSide)

Những đứa trẻ đi học vui hơn ở nhà

Những đứa trẻ đi học vui hơn ở nhà

Nơi tắm rửa có vẻ là một cái bếp củi cũ. Ở trong góc chỉ có một vòi nước mà nếu không được giới thiệu thì không ai nghĩ đây là nơi tắm rửa hằng ngày của 86 đứa trẻ.

Bộ ảnh giúp cha mẹ dạy con đúng cách

Bộ ảnh giúp cha mẹ dạy con đúng cách

Cha mẹ ngoài việc hướng dẫn phương pháp học tập cho trẻ cần phải khuyến khích, thúc đẩy con học tập.

Chó giúp học sinh làm toán, tập đọc ở trường

Chó giúp học sinh làm toán, tập đọc ở trường

Chuyện nghe có vẻ như đùa. Nhưng thật 100%. Nó đã được áp dụng ở một số nước Bắc Âu và ở Mỹ. Ở Phần Lan, điều này được đưa vào thực hiện từ năm 2011.

Nếu chỉ được daỵ con một thứ, tôi sẽ chọn điều gì?

Nếu chỉ được daỵ con một thứ, tôi sẽ chọn điều gì?

Một người mẹ đã đặt ra câu hỏi sau khi vụ việc cô giáo bắt học sinh tát bạn 231 cái: Dạy con trung thực, trách nhiệm, yêu thương, hay điều gì mới là lựa chọn số 1?

Nghi vấn bé trai Pháp bị đánh tới chết vì không làm bài tập về nhà

Nghi vấn bé trai Pháp bị đánh tới chết vì không làm bài tập về nhà

Một cậu bé 9 tuổi ở Pháp đã bị gia đình đánh tới chết vì không làm bài tập về nhà, các công tố viên cho hay.

"Có thông minh hiếu học, nhưng đã đến lúc phải thay đổi"

"Có thông minh hiếu học, nhưng đã đến lúc phải thay đổi"

Các nhà hoạt động giáo dục nói rằng giáo dục Việt Nam chưa đến mức khủng hoảng, nhưng đã có sự khủng hoảng niềm tin. Dù có truyền thống thông minh hiếu học nhưng cũng đã đến lúc phải thay đổi.