- Một người mẹ đã đặt ra câu hỏi sau khi vụ việc cô giáo bắt học sinh tát bạn 231 cái: Dạy con trung thực, trách nhiệm, yêu thương, hay điều gì mới là lựa chọn số 1? Dưới đây là chia sẻ của chị.
Tôi vẫn thường tự hỏi mình, nếu chỉ được daỵ con một điều, tôi sẽ chọn điều gì?
Trung thực ư? Không!
Trung thực không phải số 1, dù tôi luôn nhắc nhở con rằng lòng tin là một trong những tài sản quý giá nhất mà con người phải vun đắp từng ngày, tôi cũng thường nói với con điều gì mẹ cũng có thể chịu đựng được nên con tuyệt đối không được nói dối.Mẹ luôn cần biết sự thật để có thể giúp con khi cần.
Trách nhiệm ư? Tôi tin tưởng và giao cho con giúp mình rất nhiều việc từ bé để thể hiện trách nhiệm với gia đình, tôi kệ con loay hoay với những khó khăn của con để rèn luyện trách nhiệm với bản thân, tôi hướng dẫn con tham gia hoạt động cộng đồng để ý thức trách nhiệm với xã hội, nhưng trách nhiệm chắc chắn không phải là điều quan trọng nhất.
Yêu thương ư? Yêu thương là món quà chúng ta may mắn được nhận từ tạo hoá, hình ảnh đứa bé lọt lòng mẹ nép vào ngực mẹ với ánh mắt trong veo không chỉ là bằng chứng của việc yêu thương là bẩm sinh mà còn có khả năng đặc biệt là mời gọi lên tất cả những thương yêu còn đang được/bị chôn giấu trong những người làm cha mẹ, con dậy chúng ta cách thương yêu một ai đó hết lòng, vô điều kiện và không bao giờ cạn kiệt dù có thể đau đớn, tổn thương
Vậy nên, nếu chỉ được chọn một, tôi sẽ chọn rèn cho con bản lĩnh để nhận diện được đúng sai phải trái theo từng cấp độ nhận thức của con rồi từ đó có hành động bảo vệ điều phải chống lại điều trái.
Để con biết đúng sai, tôi cho con thấy là mẹ cũng có thể sai, mẹ sẵn sàng nhưng không dễ dàng nhận lỗi trước con, chấp nhận con phản biện, lắng nghe để con có thể tranh biện, từ đó hiểu cách con tư duy và nhìn nhận cuộc sống và từ từ điều chỉnh những suy nghĩ chưa phù hợp.
Để con biết đúng sai, tôi dùng trăm ngàn tình huống diễn ra với tất cả mọi người xung quanh gia đình tôi, từ chuyện của bạn, chuyện của thầy cô, chuyện trên báo, chuyện hàng xóm, tôi luôn hỏi con để biết góc nhìn của con, nhận định của con, và thử hỏi con về những hành động cần thiết nếu con rơi vào tình huống đó.
Việc này không giống như bài học mà chúng tôi trò chuyện như một trò chơi.
Để con biết đúng sai, tôi thường xuyên ghi nhận những nỗ lực khi con làm điều đúng nhỏ nhất, phần thưởng chỉ là những nụ hôn, những chiếc ôm và lời cảm ơn rằng con đã nghĩ đúng, mẹ rất yên tâm về con.
Còn cái sai (nếu có) tôi không phạt, tôi cho con thời gian và không gian để hình dung về hậu qủa và đặt cho con một vài câu hỏi "nếu thì" để con nhận ra mức độ nghiêm trọng của hậu quả "trong tình huống tệ nhất".
Đọc bài báo ở Quảng Bình, khi nghĩ về 23 đứa trẻ bị bắt buộc phải đánh bạn 10 cái tát thật đau theo lời cô giáo, tôi nghĩ đến con mình, tôi nghĩ nếu cháu bị đặt vào tình huống đó, cháu sẽ nghĩ và làm gì?
Trong nhận xét của các cô giáo về con, điều đầu tiên tôi đọc không bao giờ là điểm số, mà là thái độ của các con trong việc ứng xử với các bạn, với thầy co điều đó, đối với tôi còn quan trọng hơn là thái độ đối với việc học tập.
Học có thể lười, nhưng bạn thì phải thương mến và giúp đỡ. Nếu được khuyên con tình huống này,dù bọn trẻ chẳng bao giờ cho phép tôi can thiệp vào việc của chúng.
Tôi chỉ mong các con có thể cùng nhau ôm lấy bạn, tôi không chắc con tôi có đủ bản lĩnh để là người nói lên tiếng nói ngăn chặn cô giáo về hành vi này, tôi không chắc con tôi có đủ bản lĩnh để lên gặp giám hiệu cùng các bạn tố cáo hành vi này không.
Nhưng có điều chúng ta phải làm tất cả để chắc chắn là con không phạm phải: Đánh bạn bởi áp lực của cô giáo.
Bởi việc này không chỉ là gieo mầm ác lên một đứa trẻ thiện lương, khuyến khích hành vi bạo lực trong những đứa trẻ thiếu uốn nắn, mà tệ hơn, có thể tạo ra thói hèn yếu, chỉ biết cúi đầu sống trong sợ hãi và sẵn sàng làm điều sai trái để yên thân.
Đỗ Thùy Dương
231 cái tát bạn: Sự thất bại trong giáo dục kỹ năng phản biện
Cô giáo bắt học sinh tát bạn, HS răm rắp làm theo cũng là thất bại trong việc giáo dục kỹ năng phản biện.
"Có thể tối giản những môn học cản trở tư duy phản biện"
Nên “liệu cơm gắp mắm” thế nào để làm “một người tiêu tiền thông minh” trước những cơ hội về tự chủ đại học và những nguồn đầu tư tài chính?