Vì thế, khi được trao lại “đứa con robot” của mình, Susana cảm thấy như được trút bỏ gánh nặng. Cô bé vừa tham gia một chương trình do chính quyền thành phố Caldas, Colombia phát động nhằm giải quyết vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên.

Đứa bé là một con búp bê cao su có phần mềm tích hợp sẵn các hành vi giống một em bé 2 tháng tuổi. Chúng có thể khóc khi muốn được cho ăn, thay tã hay đơn giản chỉ cần một cái ôm.

“Trải nghiệm này khá khó khăn. Thật không dễ để làm mẹ hay làm bố”, Susana nói. Tiếng khóc của đứa bé to đến nỗi chúng còn làm phiền đến cả bố mẹ Susana.

“Thật kinh khủng! Đứa bé chẳng bao giờ ngừng khóc và cháu phải chăm sóc nó mọi lúc”, cô bé nói thêm.

{keywords}

Một cô bé tham gia thử nghiệm chăm em bé robot tại nhà.

Đây là trải nghiệm được áp dụng trong các trường học của thành phố Caldas nhằm giảm thiểu tình trạng mang thai ở tuổi vị thành niên ở thị trấn có 78.000 dân này.

Sáng kiến ​​này đã được thực hiện ở ít nhất 89 quốc gia khác và đang được đưa vào dự án xã hội của chính quyền địa phương. Chương trình này còn bao gồm các hội thảo và lớp học về giáo dục giới tính.

“Với chiến dịch này, chúng tôi muốn giảm tỉ lệ trẻ vị thành niên mang thai", Ông Juan Carlos Sanchez, người đứng đầu cơ quan y tế của thành phố cho hay.

Khi chương trình bắt đầu vào năm 2017, thành phố đã ghi nhận 168 ca mang thai của các bé gái trong độ tuổi 13-19. Con số này giảm xuống còn 141 vào năm ngoái, Sanchez nói.

{keywords}

Các học sinh tại một trường học tham gia thử nghiệm chăm em bé robot.

{keywords}

{keywords}

Đây là trải nghiệm nhằm giảm thiểu tình trạng mang thai ở tuổi vị thành niên

Các bé robot được lập trình hành vi theo một độ tuổi cụ thể. “Bé” Anthony của Susana được thiết kế để bắt chước hành vi của một đứa trẻ 2 tháng tuổi. Điều đó có nghĩa, nó cần được chăm sóc trung bình mỗi giờ 1 lần.

“Nó giống như cháu có một đứa con thực sự”, Susana nói. “Đêm qua cháu đã tuyệt vọng đến mức bật khóc”.

Đặc biệt, dự án này không chỉ được thực hiện ở các bé gái.

Miguel Angel Suarez đã dành toàn bộ cuối tuần ở nhà để chăm sóc “Sofia” trong khi bạn bè của cậu đi chơi bóng đá.

“Mang thai không chỉ là trách nhiệm của phụ nữ”, chàng trai 17 tuổi nói, chỉ vài giây trước khi Sofia bắt đầu khóc.

“Điều này đã dạy cháu một bài học”.

{keywords}

Một giáo viên hướng dẫn cách bế em bé

{keywords}

"Trẻ sơ sinh" robot giáo dục giới tính được sạc pin tại trường

Trong khi đó, các nhà chức cho biết chương trình được nhiều bậc phụ huynh đón nhận. Tuy vậy, vẫn có một bộ phận nhỏ cho rằng cách giáo dục giới tính này càng làm thúc đẩy các hoạt động tình dục ở học sinh.

“Tôi cho rằng đó là một dự án tuyệt vời, bởi vì nó giúp nâng cao nhận thức của trẻ vị thành niên về việc sinh con ở tuổi đó, đặc biệt là khi chưa hoàn thành việc học tập, là một trải nghiệm rất khó khăn” – chị Viviana Sierra, mẹ của cô bé Susana nhận xét.

Cô bé Susana lại lo ngại rằng chương trình này có thể mang lại tác dụng ngược. Chẳng hạn, một số người có thể cảm thấy việc có em bé như có thêm một người bạn mới.

Cô bé nói đúng, bởi theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí y khoa The Lancet năm 2016, có những nữ sinh sau khi tham gia thử nghiệm này đã bày tỏ thiên hướng muốn có bầu mạnh mẽ hơn.

Thúy Nga (Theo AFP)

Giáo dục giới tính: Học sinh muốn được vui chơi nhiều hơn

Giáo dục giới tính: Học sinh muốn được vui chơi nhiều hơn

Nguyễn Thị Xuyến nói rằng cần cho học sinh được vui chơi, hòa nhập để chia sẻ, thấu hiểu cùng bạn bè trang lứa...để giáo dục giới tính, hơn là đọc từ sách vở.