Lee Ji-su (29 tuổi), tác giả của cuốn sách có tựa đề “Cuộc sống ngoài quỹ đạo”, cho biết cô cũng từng nghĩ bản thân sẽ chọn con đường tương tự sau khi tốt nghiệp sớm tại một ngôi trường trung học. Tuy nhiên, sau đó Lee Ji-su đã không thể đỗ vào ngôi trường đại học danh tiếng mình từng mơ.
“Như tôi đã viết trong cuốn sách của mình, tiểu sử của những vĩ nhân đã hủy hoại cái nhìn của tôi về cuộc sống. Câu chuyện của họ đã khiến tôi nghĩ rằng, mình cần phải sống một cuộc đời phi thường”, Lee Ji-su nói.
Sau khi trượt vào Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc, Lee Ji-su nghĩ mình thất bại vì “không thể đi vào quỹ đạo lý tưởng của một người ưu tú” là đỗ vào ngôi trường danh tiếng, lấy bằng tiến sĩ mà bản thân đã vạch ra ban đầu.
Lee Ji-su (29 tuổi), tác giả của cuốn sách có tựa đề “Cuộc sống ngoài quỹ đạo”
Lee Ji-su sau đó học tại Trường Đại học Nữ Ewha, chuyên ngành Vật lý.
“Khi ấy, tôi vẫn chỉ nghĩ rằng một lần nữa, mình cần phải chứng minh bản thân là một người phi thường. Nhưng tôi lại không nhận ra bản thân đang cố gượng ép để phù hợp với hình mẫu mà mọi người ngưỡng mộ chứ không phải dựa trên những điều phù hợp với giá trị riêng của tôi”.
Sau 2 năm ôn tập cho kỳ thi tuyển chọn công chức nhà nước, Lee Ji-su nhận ra bản thân không giỏi viết về một chủ đề nào đó và rất khó để đạt điểm cao.
Cô cũng nhận ra vốn kinh nghiệm sống của mình còn quá hạn hẹp để đưa ra những định kiến. Lần đầu tiên Lee Ji-su quyết định thay đổi bản thân, đọc càng nhiều sách càng tốt để học hỏi thêm các lĩnh vực khác nhau.
“Cho đến thời điểm ấy, tôi mới chỉ đọc được rất ít sách. Tôi vẫn luôn nghĩ rằng, đọc những cuốn sách ngoài sách giáo khoa là một việc làm lãng phí thời gian và không giúp tôi đạt điểm cao trong các kỳ thi. Thời trung học, tôi đã tập trung học rất chuyên sâu vào một lĩnh vực nên không còn đủ thời gian để đọc những cuốn sách khác”.
Giờ đây, giống như một đứa trẻ, Lee Ji-su bắt đầu tìm hiểu những quan điểm khác nhau thông qua sách vở. Điều này cũng khiến quan điểm sống của cô thay đổi.
Vào tháng 3/2019, Lee Ji-su đã xuất bản cuốn sách với tựa đề “Cuộc sống ngoài quỹ đạo”. Trong cuốn sách này, cô đã kể về những trải nghiệm của bản thân. Từ đó, Lee Ji-su nhắn nhủ tới độc giả rằng các học sinh không nhất thiết phải cố để sống một cuộc đời phi thường thường thấy trong tiểu sử của các “vĩ nhân”.
“Tôi nghĩ rằng cần có nhiều hơn các cuốn sách kể về câu chuyện của những người bình thường, nhưng cuộc đời của họ đã làm nên những điều tốt đẹp và đầy ý nghĩa cho cuộc sống”.
Thời Vũ (Theo The Korea Times)
Những đứa trẻ đã học như thế, tôi mong chờ gì ở tương lai?
-Trong bài viết với tựa đề "Không nên lạm dụng đánh giá định kỳ", PGS.TS Chu Cẩm Thơ đã nêu những vấn đề của việc kiểm tra đánh giá hiện hành đối với phát triển năng lực của học sinh.