{keywords}
 

Đó là một mối nghi ngờ mà nhiều người đã từng đặt ra, nhưng nghi ngờ ấy đã được xác nhận bằng một nghiên cứu được công bố hồi tháng 7/2018 trên tạp chí Nature Genetics của một nhóm nghiên cứu độc lập gồm hàng chục tác giả. Đây là kết quả nghiên cứu sau một thời gian dài nỗ lực để mang những phân tích bộ gen vào lĩnh vực khoa học xã hội.

Sử dụng một phương pháp mới dựa trên bộ gen, các nhà kinh tế học phát hiện ra rằng các năng lực mang tính di truyền được phân phối gần như bằng nhau ở trẻ em trong cả gia đình có thu nhập thấp và thu nhập cao. Tuy nhiên, thành công thì không.

Những đứa trẻ có khả năng học tập kém cỏi nhất nhưng sinh ra trong gia đình giàu có vẫn có tỷ lệ tốt nghiệp đại học cao hơn nhóm trẻ có khả năng học tập tốt nhất nhưng sinh ra trong gia đình nghèo khó.

Chỉ có khoảng 24% số trẻ sinh ra ở gia đình nghèo khó nhưng có tiềm năng học tập cao tốt nghiệp đại học.

Trong khi đó, 63% trong nhóm trẻ có khả năng tương tự nhưng sinh ra trong gia đình có nền tảng kinh tế tốt hơn làm được việc này.

Ngược lại, có khoảng 27% trong nhóm ¼ có chỉ số cuối bảng nhưng giàu có tốt nghiệp đại học. Điều này có nghĩa là tỷ lệ tốt nghiệp đại học ở nhóm năng lực kém nhất nhưng giàu có thậm chí còn cao hơn tỷ lệ tốt nghiệp đại học ở nhóm năng lực cao nhất nhưng nghèo khó.

Nghiên cứu này được thực hiện tập trung ở những người da trắng và cũng được cho là còn nhiều hạn chế.

Tuy nhiên, phát hiện này có thể đã bắt đầu phơi bày sự thật về nền kinh tế.

 “Nếu không có nguồn lực gia đình, thì thậm chí những đứa trẻ thông minh nhất cũng phải đối mặt với những khó khăn” – Kevin Thom, nhà kinh tế của ĐH New York, tác giả một bài báo có liên quan đăng trên tạp chí của Cơ quan Nghiên cứu kinh tế quốc gia (Mỹ), nhận định.

“Tiềm năng của họ bị lãng phí. Điều đó không tốt cho họ và cũng không tốt cho nền kinh tế này” – Nicholas Papageorge, nhà kinh tế đến từ ĐH Johns Hopkins, cộng sự của Thom cho hay. “Tất cả những người không được học đại học này đều có điểm số di truyền cao. Biết đâu họ có thể là người tìm ra cách chữa ung thư?”

Phân tích của Thom và Papageorge dựa trên những phát hiện của một trong những nghiên cứu lớn nhất về bộ gen từng được thực hiện.

{keywords}
Sự khác biệt về số lượng sách trong nhà, thời gian đọc sách, ăn cùng bố mẹ, sở hữu nhạc cụ... giữa các nhóm phụ huynh khác nhau về thu nhập

Trong khi đó, một bài viết trên trang The Conversation vào năm 2015 của giáo sư kinh tế Elizabeth Caucutt tới từ ĐH Western (Mỹ) cho biết, những khoảng cách thành tích do thu nhập gia đình một phần là do sự khác biệt đáng kể trong việc đầu tư cho con cái giữa nhà giàu và nhà nghèo.

Ví dụ như, phụ huynh nằm trong top 25% thu nhập cao nhất thường có khả năng có ít nhất 10 cuốn sách trong nhà nhiều gấp đôi so với nhóm 25% phụ huynh có thu nhập thấp nhất. Những bà mẹ giàu có cũng có xu hướng đọc sách cho con từ 3 lần trở lên trong vòng 1 tuần nhiều hơn 50% so với những bà mẹ nghèo.

Ngoài ra, trẻ từ 6-7 tuổi ở gia đình giàu có gấp đôi cơ hội đăng ký vào các khoá học hoặc các hoạt động ngoại khoá đặc biệt so với trẻ trong gia đình có thu nhập thấp.

Nguyễn Thảo (Theo The Washington Post/ The Conversation)      

Hé lộ bí mật sống hạnh phúc từ nghiên cứu dài nhất thế giới của ĐH Harvard

Hé lộ bí mật sống hạnh phúc từ nghiên cứu dài nhất thế giới của ĐH Harvard

Điều gì khiến bạn sống hạnh phúc và khoẻ mạnh? Không ít người cho rằng, chính là danh tiếng và tiền bạc.