{keywords}
Bức thư gây tranh cãi trên mạng xã hội suốt 2 năm qua.

2 năm trước, Tony Flowers đã đăng tải trên Facebook hình ảnh với tiêu đề “Bức thư được đăng trên báo ngày hôm nay”.

Đó là thư của một giáo viên đã về hưu gửi cho biên tập viên của tờ báo. Bức thư với nội dung khá gay gắt, bà cho rằng phụ huynh cần có trách nhiệm quan tâm, dạy dỗ những đứa trẻ nhiều hơn.

Chủ nhân của bức thư là bà Lisa Roberson, một giáo viên đã về hưu. Tờ báo từng đăng tải bức thư cách đây 2 năm không Tony được tiết lộ.

Nội dung cụ thể của bức thư như sau:

{keywords}
Bức thư cô Lisa Roberson gửi cho biên tập viên của một tờ báo (tên của tờ báo không được Tony đề cập đến).

“Là một giáo viên đã nghỉ hưu, tôi phát ốm vì những người không biết gì về các trường công lập, hoặc chưa từng tham gia một lớp học gần đây nhưng lại muốn quyết định cách sửa đổi hệ thống giáo dục của chúng tôi.

Các giáo viên không phải là vấn đề! Chính phụ huynh mới là vấn đề! Họ không dạy con cái cách ứng xử, tôn trọng, hay thậm chí là cách để hòa đồng với mọi người.

Có những học sinh đến trường với trang phục đắt đỏ, riêng đôi giày cũng đắt hơn toàn bộ trang phục của giáo viên, vậy nhưng không có bút chì hoặc giấy viết. Rồi ai là người mua cho chúng? Các giáo viên thường phải bỏ tiền riêng để mua.

Khi bạn nhìn vào những ngôi trường đang xuống cấp, hãy để ý phụ huynh và học sinh.

Họ có mặt trong các buổi họ phụ huynh không? Họ có nói chuyện với giáo viên thường xuyên không? Họ có chắc chắn rằng con cái của họ được chuẩn bị đồ dùng học tập cần thiết không? Họ có trao đổi số điện thoại để liên lạc khi cần không? Có quan tâm việc học sinh chép bài đầy đủ trong lớp? Họ có chắc chắn rằng con cái của họ làm đủ bài tập về nhà? Có lắng nghe giáo viên giảng trong lớp không, hay chúng là nguồn cơn gây gián đoạn trong lớp?

Khi bạn nhìn vào những yếu tố này, bạn sẽ thấy rằng, nguyên nhân của sự thất bại trong giáo dục không phải là nhà trường, mà là phụ huynh. Giáo viên không thể vừa làm công việc của họ vừa làm công việc của những bậc cha mẹ. Cho đến khi các phụ huynh chịu đứng ra nhận trách nhiệm của mình thì mọi thứ mới có thể khá hơn”.

Lá thư của cựu giáo viên đã nhận được những luồng ý kiến trái chiều, với hàng nghìn người tham gia bình luận. Một số người đồng ý việc cha mẹ phải có trách nhiệm dạy con cách ứng xử và biết tôn trọng, nhưng nhiều người khác lại phản đối, họ cho rằng giáo viên đã không cố gắng trong việc dạy dỗ học sinh, còn đổ trách nhiệm cho phụ huynh. Chỉ có một số ít nếu lên quan điểm, phụ huynh và giáo viên nên hợp tác để dạy dỗ những đứa trẻ.

Người dùng Facebook có tên Marianne Hendrikse chia sẻ: “Tôi đồng ý với cô giáo! Phần lớn các trường học xuống cấp vì cách nuôi dạy con thất bại của các bậc cha mẹ”. Gloria Holt bình luận: “Tôi khá đồng tình với cô giáo đã về hưu này. Cha mẹ phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái của họ”.

Anh Tim Stewart chia sẻ: “Đó là lý do vì sao vợ tôi ngừng dạy học, sau 10 năm cống hiến ở một trường trong nội thành. Ngoài phụ huynh, giáo viên còn có thể gặp phải tình trạng thiếu hỗ trợ của nhà trường, mà cuối cùng, chỉ giáo viên là những người có lỗi”.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến phản đối Roberson. Nhiều người cho rằng lá thư của cựu giáo viên cho thấy sự phán xét, tư duy đổ lỗi. Thậm chí còn cảm thấy việc nữ giáo viên đã về hưu là một điều may mắn.

Anh Jeffrey Richer bình luận: “Thật thú vị. Là một phụ huynh luôn cho con theo học tại các trường công lập, chúng tôi không bao giờ hối tiếc về quyết định đó và không bao giờ gặp phải các vấn đề như cô giáo đưa ra”.

Người dùng có tên Teresa Carnrike khẳng định: “Vẫn có rất nhiều cha mẹ tốt, họ xứng đáng được sự ủng hộ. Làm cha mẹ là một công việc khó khăn và cũng rất thú vị”.

Trong khi đó, Carmen Havens chỉ trích: “Hầu hết những điều trên đều trái ngược với sự thật, nhảm nhí, phán xét một chiều. Thật tốt khi đây là lời của một giáo viên đã về hưu”.

Khánh Hòa

Có thể để phụ huynh chọn lớp, chọn giáo viên chủ nhiệm cho con?

Có thể để phụ huynh chọn lớp, chọn giáo viên chủ nhiệm cho con?

Năm học mới 2019- 2020 đang khởi động. Hiện nay, nhiều địa phương đã công bố khung thời gian năm học 2019- 2020.