- Trong nhiều năm trước, các chuyên gia lo lắng về việc trẻ em sử dụng điện thoại quá nhiều. Nhưng giờ đây, mối lo ngại này lại hướng đến đối tượng là các bậc phụ huynh.
Một nghiên cứu mới đây tại Australia đã dấy lên mối lo ngại về tác động tiêu cực của việc nghiện điện thoại ở người lớn gây ra cho trẻ.
Báo cáo vừa được chính quyền Queensland đưa ra cho thấy hàng ngàn trẻ em tại bang bị căng thẳng bởi việc học ở trường và thèm khát sự quan tâm nhiều hơn từ cha mẹ - những phụ huynh quá chăm chú vào điện thoại.
Cuộc khảo sát được thực hiện trên 7000 trẻ em trong độ tuổi từ 4 đến 18 cho thấy có quá nhiều trẻ em cảm thấy bị cha mẹ “bỏ rơi” vì mải mê sử dụng đồ công nghệ.
Theo nghiên cứu, phần lớn trẻ em tham gia khảo sát nói rằng muốn được người lớn chú ý, có những cuộc trò chuyện tôn trọng và lắng nghe những gì trẻ nói về những điều quan trọng đối với chúng.
"Trẻ em mong muốn cha mẹ đặt điện thoại xuống và tương tác với chúng”, báo cáo viết.
Chia sẻ với News, chuyên gia tâm lý trẻ em, tiến sĩ Justin Coulson nói, trẻ em cần sự tập trung của cha mẹ chúng. Đó là cách chúng ta cho đứa trẻ thấy tình cảm cha mẹ dành cho mình. “Trong khi chúng ta chỉ tập trung nhìn chằm chằm vào màn hình, điều này lý giải rằng đứa trẻ ít quan trọng hơn Facebook hay Email”.
“Nếu chúng ta làm điều đó thường xuyên, sự chú ý sẽ trở thành một nguồn gây ra căng thẳng. Chúng tôi đã có các nghiên cứu cho thấy sự thiếu chú ý một phần gây tác động tiêu cực đến các mối quan hệ, làm giảm cảm giác gắn bó và dẫn đến cảm giác bị bỏ rơi”, chuyên gia này nói.
Hiệp hội Gia đình và Trẻ em Queensland sẽ sử dụng những kết quả này để tác động tới những người trẻ ở Queensland và các nhà chính sách khi ra quyết định.
"Có rất nhiều lời chỉ trích với những người trẻ tuổi và thói nghiện màn hình của họ. Nhưng điều chúng tôi nói tới là họ đang bị cuốn vào những thứ liên quan đến công nghệ số, trò chơi giải trí, các trang mạng, các chương trình giáo dục,… Nhưng những gì họ thực sự muốn là các cuộc trò chuyện và kết nối thực”, chủ tịch Hiệp hội gia đình và trẻ em Cheryl Vardon nói.
Luật sư tại bang này, Yvette D’Ath nói rằng báo cáo khiến nhiều cha mẹ phải thức tỉnh.
"Con cái là phần quan trọng nhất trong cuộc đời tôi, nhưng giống như nhiều bà mẹ khác, tôi biết khó có thể tách rời khỏi công việc vì công việc của tôi gắn với điện thoại”.
“Chúng ta cần phải cố gắng và giao tiếp với trẻ. Điều này bao gồm việc sẵn sàng lắng nghe chứ không chỉ nói chuyện”, bà D’Ath nói.
Thúy Nga (Theo News)
Bộ ảnh giúp cha mẹ dạy con đúng cách
Cha mẹ ngoài việc hướng dẫn phương pháp học tập cho trẻ cần phải khuyến khích, thúc đẩy con học tập.
Nếu chỉ được daỵ con một thứ, tôi sẽ chọn điều gì?
Một người mẹ đã đặt ra câu hỏi sau khi vụ việc cô giáo bắt học sinh tát bạn 231 cái: Tôi vẫn thường tự hỏi mình, nếu chỉ được daỵ con một điều, tôi sẽ chọn điều gì?
Nhập vai giáo viên, phụ huynh chia sẻ áp lực đứng lớp
Ngày 20/11, phụ huynh trường Tuệ Đức vừa vào vai giáo viên để đứng lớp trong hoạt động "Ngày đồng cảm".
Nhiều học sinh khá giỏi có hành vi tự hủy hoại bản thân
Gần 27% học sinh trong số hơn 1.000 học sinh THCS có hành vi huỷ hoại bản thân. Đáng chú ý trong số này chủ yếu là học sinh khá, giỏi.
Trẻ em, học sinh diện phổ cập học ở cơ sở ngoài công lập được hỗ trợ đóng học phí
Dự thảo Luật Giáo dục (thảo luận chiều nay tại Quốc hội) bổ sung quy định không thu học phí trẻ 5 tuổi, học sinh THCS trường công lập, hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập.