Sự kỳ vọng của cha mẹ nên ở mức độ phù hợp
Khi học sinh thành phố được đi tới những miền quê để tìm hiểu về nông nghiệp. Những đứa trẻ được leo trèo lên cây vặt hoa quả và ăn ngay tại đó, có khi rửa sạch bằng nước, có khi không, nhưng chúng vẫn ăn ngon lành. Bất chợt lại nghĩ đến những đứa trẻ thành phố lúc ăn trái cây ở nhà, được mẹ gọt vỏ, cắt thành từng miếng, lại để sẵn tăm hoặc dĩa để xiên. Kết quả chúng vẫn lười ăn.
Việc học tập cũng vậy, thay vì cha mẹ dúi vào tay con một đống sách vở, thay vì đăng ký cho con những lớp học thêm, hãy cho con một môi trường học tập tự nhiên, để trẻ tự đi khám phá niềm hứng thú. Đồng thời, cũng hãy đảm bảo rằng, mục tiêu đặt ra đối với đứa trẻ là phù hợp khả năng, nếu không chúng dễ mất tự tin vào bản thân mình.
Nhận ra sự khác biệt và khám phá tiềm năng của trẻ
Một số cha mẹ thường có thói quen so sánh con mình với “con nhà người ta”. Tại sao con minh không thông minh, ngoan ngoãn như đứa A, đứa B? Vậy nhưng, cha mẹ có biết rằng, chính những lời nói lúc tức giận của mình đã sinh ra tâm lý mặc cảm ở đưới trẻ. Chúng có thể nghĩ rằng “mình ngu dốt hơn những người khác”, hay “cha mẹ không thích mình”.
Hãy thôi so sánh, và nhìn vào khả năng thực tế của con cái. Ví dụ, hiện tại, đứa trẻ chỉ có thể nhảy xa 1,2m, vậy thì 1,3 là mục tiêu phù hợp cho đứa trẻ, thay vì bắt con phải nhảy xa 1,5m như những đứa trẻ có năng khiếu bộ môn này.
Mỗi người đều có sự khác biệt. Cha mẹ nên khám phá những điểm mạnh của con để phát huy đúng thời điểm. Đừng ép con ngồi vào bàn học với gương mặt méo xệch, đọc sách trong áp lực hay sự ấm ức sẽ chẳng có thu hoạch, đồng thời lại khiến đứa trẻ sinh ra cảm giác chán ghét.
Khuyến khích trẻ đưa ra quan điểm, câu hỏi
Như thế nào là một đứa trẻ ngoan? Là lúc nào điểm số cũng đứng đầu lớp học và luôn vâng lời? Nhưng chỉ biết vâng lời và đạt điểm số cao thôi thì chưa đủ để đứa trẻ phát triển tốt. Hãy cho phép chúng được nói, được thể hiện cảm xúc, đồng thời khuyến khích trẻ hỏi nhiều hơn.
Liệu các cha mẹ muốn trẻ lớn lên chỉ có kiến thức suông, hay là một đứa trẻ có đủ trí tuệ, dám nói dám làm? Chính vì vậy, nếu hiện tại đứa con của bạn chưa học được cách đặt câu hỏi, hãy truyền cảm hứng để trẻ làm điều đó thường xuyên.
Làm đúng việc ở đúng thời điểm
Quá trình phát triển, khả năng học tập của trẻ sẽ diễn ra liên tục. Trước 13 tuổi, tư duy hình ảnh, tư duy trực quan và khả năng bắt chước của trẻ tương đối mạnh. Ở giai đoạn này, cho trẻ học ngôn ngữ là phù hợp nhất. Chẳng hạn, việc đọc những bài thơ ở trường tiểu học sẽ dễ hơn thời điểm học đại học. Ở trường trung học, khả năng tư duy trừu tượng và lý luận logic đã phát triển, và việc học toán và các môn học khác sẽ dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, hiện tại, khá nhiều phụ huynh đang đảo lộn trật tự, bắt trẻ tập trung học toán ngay từ bậc tiểu học, trong khi ngoại ngữ chưa thực chú trọng cho con trong thời điểm này. Và rồi, cha mẹ đã bỏ lỡ cơ hội tốt nhất cho con học tập.
Cảm giác được quan tâm giúp trẻ có ý thức muốn hoàn thành
Tại sao cô bé A rất thích học viết? Bởi vì, giáo viên dạy môn đó rất yêu quý cô bé. Còn B, tại sao cậu bé B thích môn toán? Là bởi vì ngày nhỏ khi B làm đúng những bài tập toán, cô giáo sẽ đều xoa đầu cười với cậu. Đó là một cảm giác “ngọt ngào hơn được ăn kẹo”.
Nhiều người làm cha mẹ đã thu được kinh nghiệm tương tự. Và nhận ra rằng, nên quan tâm, khuyến khích trẻ em để nuôi dưỡng ý thức mong muốn hoàn thành của trẻ.
Giúp con giải quyết các vấn đề cụ thể
Đối với trẻ nhỏ, chỉ khuyến khích thôi sẽ chưa đủ. Khi con bạn gặp rắc rối, nếu bạn chỉ nói "Mẹ tin vào con", hay "Con có thể làm được", điều đó không có ý nghĩa gì nhiều. Mà thay vào đó, hãy giúp con bạn giải quyết một số vấn đề cụ thể.
Ví dụ, một số trẻ gặp khó khăn trong việc thực hiện các phép tính toán khi mới vào tiểu học. Cha mẹ có thể học hỏi và chỉ dẫn lại cho con. Cha mẹ cũng có thể sử dụng giới hạn thời gian trong việc học của con, ví dụ làm toán, chép chính tả để cải thiện việc học của trẻ.
Khi khối lượng công việc của con khá nhiều, hãy chia nhỏ các việc con cần làm, giúp con có cảm giác đơn giản và dễ dàng hơn. Đó cũng là cách hiệu quả để giáo viên và phụ huynh giúp con cái họ vượt qua nỗi sợ hãi, tăng cường sự tự tin và hứng thú.
Cảm giác tò mò khiến trẻ ham muốn học tập
Khơi gợi tính tò mò sẽ rất hữu ích trong việc giúp trẻ có đam mê học tập. Cha mẹ có thể tổ chức những chuyến đi dã ngoại để trẻ tăng khả năng thực hành và thói quen tìm hiểu thế giới xung quanh.
Ngoài ra, có một số phương pháp học toán trong các trò chơi. Ví dụ, trẻ có thể xây dựng các khối, từ đó cha mẹ có thể dạy con hiểu khái niệm về hình tam giác, hình chữ nhật, hình tròn, hình vuông và các khái niệm màu khác như đỏ, xanh lá cây và vàng…
Cha mẹ là tấm gương
Tốt nhất là cha mẹ không nên đi xem ti vi, chơi điện thoại, hoặc đứng ở cửa để xem con có viết bài tập về nhà không, mà hãy ngồi xuống và đọc sách cùng nhau.
Tất cả các sinh viên phát triển toàn diện hơn, thường có ý nghĩ riêng của họ là bình đẳng trong gia đình. Cha mẹ và con cái trò chuyện theo kiểu thảo luận, không áp đặt.
Có một câu nói phổ biến hiện nay: cha mẹ hạng nhất là hình mẫu, cha mẹ hạng hai là huấn luyện viên, và cha mẹ hạng ba là bảo mẫu.
Khánh Hòa (Theo Sohu)
"Bạn bè thạo đọc viết, con vào lớp 1 tôi lo phát khóc"
Có “hàng trăm” nỗi lo đối với phụ huynh có con mới vào lớp 1: Con tiếp thu chậm hơn, con viết chậm hơn, con thiếu tập trung trong lớp học, thậm chí là con ăn (học sinh bán trú) chậm hơn…