“Mẹ ơi, mẹ có thể chơi cùng con không?”
“Mẹ đang bận lắm, con ra chơi cùng bố nhé”.
Lũ trẻ luôn cảm thấy thực sự hạnh phúc khi bố mẹ cùng chúng tham gia vào những trò chơi vui vẻ và tinh nghịch vào cuối mỗi ngày. Nhưng công việc bận rộn của cha mẹ đôi khi lại “đánh cắp” mất niềm vui của con trẻ.
Sự bận rộn này nếu liên tục không dừng lại, rất có thể con sẽ không muốn chơi cùng bạn vào tuần tới, tháng tới hoặc mãi sau này.
Lũ trẻ luôn cảm thấy thực sự hạnh phúc khi bố mẹ cùng chúng tham gia vào những trò chơi vui vẻ và tinh nghịch vào cuối mỗi ngày.
Sự cân bằng giữa công việc và làm bạn với con cái luôn là một điều hết sức cần thiết. Chơi cùng con không chỉ giúp cha mẹ dễ dàng kết nối với con cái mà còn giúp chính bản thân phụ huynh cũng cảm thấy được giảm căng thẳng, thiết lập lại các thứ tự việc làm ưu tiên.
Một ngôi nhà sạch đẹp có thể muộn 10 – 20 phút, nhưng thời gian ở cùng con một khi đã trôi qua thì thật khó có thể lấy lại được.
Vì vậy, 20 cách tuyệt vời dưới đây là gợi ý có thể giúp các bậc cha mẹ trở nên vui vẻ, hài hước trong mắt con.
Hãy dừng lại những việc đang làm và …
1. Cùng con thưởng thức một cây kem hay bất kỳ món gì đặc biệt
2. Cùng nhau đi dạo
3. Nằm bên con kể chuyện
4. Cùng nhau chụp vài bức ảnh “tự sướng” ngốc nghếch
5. Cùng con xây dựng, lắp ghép một “pháo đài”
6. Chơi trò “Xem ai mặc đẹp hơn”
7. Chơi trò trốn tìm
8. Cùng con vẽ một bức tranh hay chơi một bản nhạc
9. Có một “cuộc chiến” bằng súng nước
10. Chơi trò đuổi bắt ở công viên hay sân nhà
11. Để con sơn móng tay cho cha mẹ
12. Cùng cắm trại ở sân sau
13. Chơi trong mưa và nhảy vào vũng nước
14. Chơi trò cắm trại trong phòng khách
15. Cùng nhau chơi lắc vòng
16. Cùng nhau đi bơi
17. Chơi “đấu vật” với con
18. Cùng nhau đạp xe
19. Bật nhạc và nhảy khi nấu bữa tối
20. Cùng nhau chơi một trò chơi dân gian bố mẹ đã từng chơi
Trường Giang (Theo The Pragmatic Parent)
9 câu nói nhẹ nhàng của cha mẹ khiến trẻ nghe lời răm rắp
Những lời nói yêu thương có thể mang lại cho trẻ cảm xúc tích cực, trong khi những lời nói tiêu cực, quát tháo hay cằn nhằn có thể chạm vào lòng tự trọng của trẻ.