ĐH New Hampshire của Mỹ vừa công bố một chương trình được thiết kế để thu hút những học sinh Trung Quốc đạt điểm số cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học của nước này.
ĐH New Hampshire, Mỹ |
Kỳ thi tuyển sinh đại học của Trung Quốc – còn được gọi là “gaokao” – vốn nổi tiếng là kỳ thi căng thẳng và cạnh tranh khốc liệt, thường được tổ chức vào tháng 6 trong 2 ngày. Gần 10 triệu học sinh Trung Quốc tham gia kỳ thi vào năm nay.
Để vào được ĐH New Hampshire, học sinh tốt nghiệp phổ thông Trung Quốc phải nộp điểm số thi đại học của mình, làm thêm một bài kiểm tra tiếng Anh và trải qua một cuộc phỏng vấn qua video, nộp bảng điểm.
Phát ngôn viên của ĐH New Hampshire – bà Erika Mantz cho biết, chương trình này là một phần cam kết của trường nhằm thu hút các sinh viên quốc tế có thành tích học tập xuất sắc.
Hiện tại, tổng số sinh viên Trung Quốc ở New Hampshire là 357 em.
Trường này cho biết, họ hi vọng sẽ sắp xếp hợp lý quá trình tuyển sinh để những học sinh quan tâm có thể bắt đầu nộp hồ sơ vào tháng 1, thay vì đợi cả một năm nữa.
Theo thông lệ, các trường đại học Mỹ thường tuyển sinh dựa trên các tiêu chí: điểm SAT, ACT, GPA (kết quả học tập ở trường), bài luận, phỏng vấn.
Thông thường, điểm thi trong kỳ thi tuyển sinh đại học của các nước không nằm trong các tiêu chí xét tuyển của đại học Mỹ.
Nguyễn Thảo (Theo AP)
Cuộc đua của 10 triệu học sinh Trung Quốc
Gần 10 triệu sinh viên Trung Quốc đã chuẩn bị cho 2 ngày thứ Năm và thứ Sáu tuần này từ khi họ còn học mẫu giáo.
Nhà giàu Trung Quốc cho con du học từ thuở lên ba
Zhang Feiyu thậm chí là chưa được 5 tuổi, nhưng sắp tới cậu bé sẽ có một chuyến du học ngắn kéo dài 5 tháng ở Mỹ.
9,4 triệu thí sinh Trung Quốc bước vào kỳ thi đại học cùng robot
Ngày 7/6, 9,4 triệu thí sinh Trung Quốc bước vào kỳ thi tuyển sinh đại học căng thẳng nhất nước này.
Tỷ phú Trung Quốc trao giải thưởng giáo dục lớn nhất thế giới
Một giải thưởng giành cho giáo dục trị giá lên tới 3,9 triệu đô la Mỹ sẽ được trao cho các dự án có khả năng thay đổi giáo dục toàn cầu
Chủ tịch xã đầu tiên của Trung Quốc tốt nghiệp ĐH Mỹ danh giá
“Nhiều người đặt câu hỏi về quyết định của tôi. Tại sao một người tốt nghiệp Yale lại muốn làm việc ở một ngôi làng xa xôi, nghèo khó? Rằng tôi có bị điên không?”