Gần 10 triệu sinh viên Trung Quốc đã chuẩn bị cho 2 ngày thứ Năm và thứ Sáu tuần này từ khi họ còn học mẫu giáo.

{keywords}
10 triệu thí sinh Trung Quốc bắt đầu bước vào kỳ thi quan trọng nhất cuộc đời vào ngày 7-8/6

Gaokao – kỳ thi tuyển sinh đại học của Trung Quốc – sẽ trực tiếp xác định xem mỗi học sinh sẽ được ngồi ở trường đại học nào. Ở một mức độ nào đó, nó sẽ quyết định đứa trẻ sẽ trở thành công nhân cổ xanh hay nhân viên bàn giấy cổ trắng trong một vài năm tới.

 

{keywords}
 

 “Mặc dù những người giao hàng có thể kiếm từ 1.250 – 1.565 USD/ tháng, trong khi nhân viên bàn giấy chỉ kiếm được khoảng 470-780 USD/ tháng, nhưng các bậc phụ huynh Trung Quốc vẫn thích sự lựa chọn thứ 2 hơn” – ông Bangxin Zhang, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của TAL Education cho biết.

TAL là nhà cung cấp dịch vụ học thêm lớn nhất Trung Quốc. Hiện họ có các trung tâm ở 36 thành phố trên khắp Trung Quốc với gần 4 triệu học sinh học trực tiếp và hơn 35 triệu người dùng online. Với vốn hoá thị trường xấp xỉ 22 tỷ USD, cố phiếu của công ty này đã tăng hơn 50% tính từ đầu năm đến nay và tăng gấp đôi trong 12 tháng qua.

Tại sao học thêm lại quan trọng ở Trung Quốc?

Nhiều phụ huynh Trung Quốc tin rằng, khi con bạn bắt đầu sớm hơn những đứa trẻ khác thì khả năng thành công sẽ cao hơn. Bố của cậu bé Mingzhe Ma, 8 tuổi, cũng nghĩ như vậy.

10 năm nữa, Ma sẽ tham gia kỳ thi “gaokao”. Hiện tại, cậu đang dành thời gian ở lớp học thêm không kém gì những học sinh trung học.

{keywords}
 

Mỗi tuần, Ma dành gần 4 tiếng để tập piano, 4 tiếng để tập cầu lông, 2 tiếng học tiếng Anh và ít nhất 6 tiếng học Toán và các môn học khác ở TAL.

“Con trai tôi bắt đầu học ở TAL từ lớp 1” – anh Yunhui Ma, bố cậu bé cho biết. “Ít nhất, một nửa lớp của thằng bé đều tham gia những chương trình như thế. Nhiều đứa thậm chí còn bắt đầu từ trước khi vào tiểu học 1-2 năm”.

Hầu hết các lớp học thêm đều đi theo một chương trình học giống như trường công, ngoại trừ việc học trước bạn cùng tuổi ít nhất là nửa năm.

Đó là lý do khiến một bà mẹ đưa con mình rời khỏi Trung Quốc.

“Nếu cuộc sống giống như một cuộc thi chạy marathon, người Trung Quốc chúng tôi luôn cố gắng giành chiến thắng ngay từ vạch xuất phát” – chị Milanie Shi, một bà mẹ Trung Quốc đã chuyển tới Hồng Kông chia sẻ. “Chúng tôi buộc phải rời đi do áp lực của trường học”.

{keywords}
Các lớp học thêm là một phần không thể thiếu của hệ thống giáo dục Trung Quốc

Thách thức cho phụ huynh

Học hành không chỉ là áp lực đối với học sinh, mà còn là một cuộc cân não với cả phụ huynh.

“Nó giống như thị trường bất động sản của Trung Quốc. Với các lớp học thêm, mặc dù không hề rẻ với nhiều người, nhưng giá cả chưa bao giờ là mối quan tâm lớn nhất với nhiều phụ huynh. Nếu một trung tâm lấy giá quá thấp, họ sẽ nghi ngờ về chất lượng dạy”.

Nhu cầu học thêm khiến lĩnh vực giáo dục của nước này trở thành một ngành công nghiệp trị giá hơn 120 tỷ USD, trong đó có tới 93% phụ huynh cho con tới các khoá học làm giàu – theo một báo cáo được công bố bởi HSBC vào năm 2017.

Với nhu cầu lớn như vậy, nguồn cung sẽ trở thành một thách thức lớn.

“Phụ huynh nào cũng muốn những giáo viên giỏi nhất” – chị Shi chia sẻ. “Tôi từng phải hẹn 3 lần báo thức và sử dụng những tài khoản khác nhau để đăng ký lớp của những giáo viên nhất định. Rất là khó”.

Nỗ lực của chị Shi đã được đền đáp. Chỉ sau khi theo học ở TAL vài tháng, con gái chị đã tăng hạng từ 47 lên vị trí thứ 7 trong lớp. Tuy nhiên, sự cạnh tranh căng thẳng giữa phụ huynh, học sinh khiến chị kiệt sức và làm chị nghĩ lại về tương lai của con gái mình.

“Tôi cảm thấy rất khó chịu khi nhìn thấy những đứa trẻ mầm non cũng đang ngồi trong lớp học thêm. Tôi muốn con gái dành nhiều thời gian hơn với gia đình. Khi con bé lớn hơn, bạn sẽ không còn có nhiều thời gian với nó nữa”.

Tiếp cận công nghệ

{keywords}
Hệ thống camera giám sát các phòng thi

Ông Zhang – giám đốc điều hành của TAL cho biết, ông đang biến công ty của mình thành một công ty công nghệ. Mục đích của ông là nhằm mở rộng thị trường online và di động, cũng như cải thiện các khoá học bằng công nghệ như trí tuệ nhân tạo.

“Ở TAL, chúng tôi hiện có khoảng 1.600 chuyên gia phát triển nội dung và 4.000 kỹ thuật viên công nghệ thông tin. Với việc mở rộng quy mô, tốc độ tăng trưởng của công ty có thể chậm lại. Tuy nhiên, chúng tôi đặt mục tiêu cho bản thân phải trở thành một công ty công nghệ giáo dục, và mục tiêu tiếp theo của chúng tôi là phục vụ toàn bộ ngành này”.

Kế hoạch của ông Zhang có vẻ là một giải pháp để giải quyết một số thách thức mà hệ thống giáo dục Trung Quốc đang phải đối mặt.

“Công nghệ có thể phá vỡ các nút thắt cổ chai của ngành công nghiệp giáo dục truyền thống” – giám đốc một công ty nghiên cứu cho hay. “Ở một số khu vực, đặc biệt là các thành phố cấp 4 và cấp 5, rất khó để thu hút giáo viên giỏi. Công nghệ có thể giúp các giáo viên giỏi ở thành phố cấp 1, cấp 2 vẫn có thể dạy online cho học sinh của những thành phố xa xôi hơn”.

“Trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ trực tuyến sẽ cùng nhau giúp thay đổi này có thể được thực hiện trong ngành công nghiệp giáo dục. Điều này được khuyến khích và chào đón bởi Chính phủ Trung Quốc” – ông nói.

Nguyễn Thảo (Theo CNBC)

Tôn sùng thủ khoa: Cần chấm dứt?

Tôn sùng thủ khoa: Cần chấm dứt?

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ cấm việc ca ngợi và vinh danh các thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh đại học.  

Trung Quốc cấp visa dài hạn cho nhân tài người nước ngoài

Trung Quốc cấp visa dài hạn cho nhân tài người nước ngoài

Trung Quốc sẽ cấp visa dài hạn cho các nhân tài từ nước ngoài trở về nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc ở nước này.

Nhà giàu Trung Quốc cho con du học từ thuở lên ba

Nhà giàu Trung Quốc cho con du học từ thuở lên ba

Zhang Feiyu thậm chí là chưa được 5 tuổi, nhưng sắp tới cậu bé sẽ có một chuyến du học ngắn kéo dài 5 tháng ở Mỹ.

9,4 triệu thí sinh Trung Quốc bước vào kỳ thi đại học cùng robot

9,4 triệu thí sinh Trung Quốc bước vào kỳ thi đại học cùng robot

Ngày 7/6, 9,4 triệu thí sinh Trung Quốc bước vào kỳ thi tuyển sinh đại học căng thẳng nhất nước này.

Tỷ phú Trung Quốc trao giải thưởng giáo dục lớn nhất thế giới

Tỷ phú Trung Quốc trao giải thưởng giáo dục lớn nhất thế giới

Một giải thưởng giành cho giáo dục trị giá lên tới 3,9 triệu đô la Mỹ sẽ được trao cho các dự án có khả năng thay đổi giáo dục toàn cầu