Cụ thể, Trường ĐH Ngoại thương đưa ra nhóm các giải pháp về hỗ trợ học phí như tiếp tục "đóng băng", không tăng học phí đại học chính quy áp dụng cho năm học 2021-2022 (đây là năm thứ hai liên tiếp nhà trường không tăng học phí, mặc dù theo đề án đã được Chính phủ phê duyệt, lộ trình tăng học phí mỗi năm khoảng 7-10%) .
Cùng đó, nhà trường hỗ trợ số tiền tương đương 7% học phí phải nộp học kỳ 1 năm học 2021-2022 đối với sinh viên đại học chính quy.
Nhóm giải pháp thứ hai là hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, các mức hỗ trợ tương đương 100%, 70%, 50%, 30% học phí căn cứ theo hồ sơ và các minh chứng, xác nhận (sinh viên nộp hồ sơ theo thông báo cụ thể của nhà trường).
Trường ĐH Ngoại thương hỗ trợ học phí cho sinh viên mùa dịch Covid-19. Ảnh: Thanh Hùng |
Nhóm giải pháp thứ ba là hỗ trợ sinh viên bằng hình thức cho vay vốn tín dụng thông qua Quỹ học bổng FTU-Mabuchi với lãi suất cho vay là 0% trong thời gian học tập.
Ngoài ra, Trường ĐH Ngoại thương cho biết sẽ cùng các đơn vị trong trường tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực và phát triển cá nhân cho sinh viên trên các nền tảng trực tuyến. Trong thời gian tới, sẽ bổ sung các chính sách hỗ trợ hoạt động trực tuyến của các câu lạc bộ sinh viên; đồng thời sẽ có các hình thức hỗ trợ sinh viên linh hoạt, kịp thời căn cứ vào tình hình diễn biến của dịch bệnh.
Thanh Hùng
Biến động điểm chuẩn ĐH Ngoại thương trong 5 năm qua
Nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế Quốc tế, Luật luôn là những ngành có mức điểm chuẩn cao nhất vào Trường ĐH Ngoại thương qua các năm.
Nữ sinh Ngoại thương đạt điểm cao nhất thế giới môn Báo cáo tài chính
Phí Lan Anh (sinh viên năm thứ 3 khóa 57 Trường ĐH Ngoại thương) vừa xuất sắc giành vị trí số 1 thế giới môn Báo cáo tài chính trong kỳ thi tháng 6/2021 do Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA) tổ chức, được công nhận toàn cầu.