I. CÁC YẾU TỐ CẦN CÂN NHẮC KHI CHỌN TRƯỜNG
Một người đi học MBA điển hình thường sẽ cân nhắc 4 yếu tố chính khi chọn trường: (1) Post MBA goal, (2) Ranking, (3) Geography và (4) Study environment.
Tôi xin phép bỏ qua yếu tố tài chính và sẽ đề cập sau, vì các chương trình MBA trong top 50 của Mỹ đều có học phí vào khoảng $100.000 - $130.000/2 year và tất cả đều có học bổng up to 100%. Nên nếu hồ sơ của bạn thực sự vượt trội thì tài chính sẽ không phải là vấn đề với bạn.
(1) Post MBA goal: học xong bạn muốn làm gì? Với nhiều người đây là yếu tố tiên quyết khi chọn trường. Khi chọn trường bạn không chỉ chọn môn để học mà còn sẽ chọn dựa trên toàn bộ các như student clubs, alumni network, employer network,... Ví dụ, nếu bạn muốn làm cho MBB (McKinsey, BCG và Bain) thì bạn nên ưu tiên Chicago Booth (put 21% class size into MBB) thay vì 1 trường cũng rất nổi tiếng khác là Stanford (put 8% class size into MBB).
(2) Ranking: trước khi đi sâu vào ranking thì bạn nên hiểu là ranking nó vô cùng vô tận, mỗi bảng xếp hạng lại có tiêu chuẩn khác nhau. Vì vậy khi nhìn trường mình trên bảng xếp hạng thì hãy tự nhủ rằng trường đó có thể +/- tới 5-7 bậc trên bảng xếp hạng khác. Tôi xin tạm chia ranking MBA tại Mỹ ra làm 3 nhóm.
Nhóm 1 là Magnificent 7 (M7), bao gồm những cái tên "sang - xịn - mịn" như HBS, Stanford, Wharton, Kellogg, Booth, MIT và Columbia. Muốn được học bổng các trường này thì bạn cần phải có đủ "combo": bản thân là "siêu nhân", ăn ở cực kì tốt và đã lên kế hoạch cực kì cẩn thận.
Nhóm 2 là Top 20, bao gồm nhóm M7 và: Yale, Dartmouth, NYU, Virginia Darden, Cornell Johnson, Carnegie Mellon Tepper, Berkeley Haas, Duke Fuqua, Michigan Ross, Marshall, UCLA Anderson, Texas Austin và Kenan Flager. Các trường này dù ít danh giá hơn M7 nhưng vẫn trong hàng xuất chúng với mức lương sau khi tốt nghiệp khoảng trên $120k, tốt nghiệp có thể làm cho MBB và làm nhiều cho FAANG (Meta, Amazon, Apple, Netflix, and Alphabet).
Khi chọn các nhóm này các bạn nên cân nhắc thêm yếu tố địa lý bởi trong khi M7 có sự "high regards nationwide", thì chắc chắn UCLA Anderson không thể được coi trọng bằng Texas Austin tại bang Texas được.
Nhóm 3 là phần còn lại từ top 30 - top 60. Về cơ bản, khi chọn đến các trường này thì yếu tố xếp hạng tổng thể không còn nhiều ý nghĩa nữa. Chất lượng dù vẫn tốt đồng đều nhưng không còn quá khác biệt trong khoảng 10-15 bậc. Các bạn nên nhìn đến các yếu tố như xếp hạng khu vực, xếp hạng của ngành, thương hiệu quốc tế,... để đánh giá các trường tại top này. Ví dụ Babson College có MBA xếp hạng là 60, nhưng MBA ranking tinh thần kinh doanh lại đứng số 1, vượt trên cả các "ông lớn sừng sỏ" như Harvard, MIT, Booth.
(3) Geography: đây là yếu tố quan trọng nhất với tôi. Tôi quan niệm đi học thì chỉ 50% là để học, còn 50% còn lại là để trải nghiệm văn hóa, để được đi thăm thú, để sống cho thỏa cái sự đam mê. Ví dụ nếu bạn là một người hướng ngoại, yêu cuộc sống phồn hoa đô thị thì bạn sẽ khó "enjoy" được Ithaca (Cornell University) - nơi chỉ có 30,000 dân mà có thể ở New York, ở Chicago sẽ khiến bạn vui hơn. Hay nếu bạn là một người không chịu được lạnh thì các bang phía bắc như Minnesota, Michigan có thể làm trải nghiệm MBA của bạn không được tuyệt vời nữa rồi.
(4) Study environment: nếu 50% việc đi học MBA là để học thì lớp học, trường học của bạn chiếm đến 90% trải nghiệm trong 50% này. Bạn thích lớp to chỉ khoảng 100 hay lớp tới 500 học viên? Bạn thích tỉ lệ sinh viên quốc tế cao hay thấp? Bạn thích tham gia câu lạc bộ sinh viên hay muốn tự tạo câu lạc bộ mới,... Tất cả những yếu tố này ít nhiều đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm MBA của bạn.
II. LÀM RÕ CÁC ƯU TIÊN CỦA MÌNH
Sau khi đã nắm rõ được các yếu tố chính (có thể thêm yếu tố khác tùy mỗi người), mình gợi ý mọi người nên xếp các yếu tố này làm 3 cấp độ:
"Must have": không có yếu tố này thì dẹp không học
"Good to have": có thì tuyệt, không có thì mình sẽ buồn nhưng rồi cũng xoay xở được thôi.
"Whatever": các yếu tố chả liên quan, không quan tâm.
Đối với trường hợp của mình, mình đã xếp 4 yếu tố trong phần I như sau: Geography là must-have, Post MBA goal và Study environment là good to have, và Ranking là Whatever.
Đến đây thì chắc mọi người cũng đã hòm hòm được một số trường định apply rồi đó.
III. "BIẾT MÌNH BIẾT TA, TRĂM TRẬN TRĂM THẮNG"
Đây là lúc mà yếu tố tiền nong được tính đến. Nếu bạn muốn được học bổng toàn phần thì bạn phải nằm trong các ứng viên có hồ sơ vượt bậc so với lớp năm đó. Ví dụ, Harvard có trung bình GPA là 3.7 mà bạn lại chỉ có 3.2, thì khả năng đậu còn chưa chắc có chứ đừng nói gì là được học bổng, hay toàn phần.
Trước khi hoàn thành danh sách trường để apply, tôi gợi ý mọi người làm thêm 2 bước nữa để thu hẹp lại danh sách này hơn nữa:
- Kiểm tra thật kĩ Class Profile và so sánh với bản thân mình: tại đây bạn sẽ biết số liệu thống kê của lớp MBA trước: GPA, GMAT, số năm kinh nghiệm, pre-MBA industry mix,... Nếu thông số của bản thân thấp hơn nhiều thì mình khuyến khích bạn nên chọn trường khác hoặc "luyện công" đến khi nào xấp xỉ ngang mức trung bình thì hẵng apply.
- Lướt 1 vòng Linkedin xem hồ sơ của các bạn đã từng học trường đó: tại đây bạn có thể biết được 2 thứ: (1) là công việc trước khi học của họ như thế nào và (2) sau khi học thì họ làm ở những chỗ mà bạn có thấy thú vị không. Vì có khả năng rất cao nếu bạn được nhận bạn cũng end up giống họ.
IV. Apply bao nhiêu trường là đủ?
Tùy vào sức lực, thời gian mà thông thường mỗi ứng viên sẽ apply từ 4-10 trường trong cả 3 vòng tuyển sinh. Mình gợi ý mọi người nên lập kế hoạch chia nhóm trường ra như sau để đảm bảo chiến thắng:
Nhóm Ước mơ: các trường mà bạn đã mê từ lâu nhưng nó xịn quá, cảm giác mình hơi đuối. Đây là các trường sẽ khiến bạn phải đẩy bản thân vượt qua giới hạn thì mới có thể trúng tuyển được.
Khuyến nghị apply: 1-2 trường.
Nhóm Thực Tế: các trường mà bạn chỉ cần làm đơn cẩn thận, mạch lạc thì có khả năng đậu rất cao. Và nếu đơn mà "vượt quá giới hạn của bản thân" thì còn có khả năng được học bổng cao nữa. Khuyến nghị apply: 2-3 trường.
Nhóm Backup: các trường mà bạn chỉ cần làm đơn tròn vai là chắc chắn đậu. Khuyến nghị apply: 1-2 trường.
Nên nhớ rằng trường dù thuộc nhóm nào đi nữa thì các bạn nên có tư duy rằng "nếu đậu được vào đây là happy", thì cuộc sống mới vui. Chứ nếu sự mong đợi đổ hết lên nhóm Giấc mơ, đậu nhóm Thực Tế mà vẫn "khóc" thì lại chán nản. Với trường hợp của mình, do thời gian có hạn, nên mình đã apply 1 trường Giấc Mơ (top 15), 2 trường Thực Tế (top 40) và 1 trường Backup (top 50).
Bùi Đức Việt
Senior Merchant Campaign Specialist ở BAEMIN Vietnam/Chuyên viên quản lý chiến dịch nhà hàng của BAEMIN Vietnam
Cựu sinh viên Đại học Khoa học Ứng dụng Haaga-Helia, Phần Lan.
9X dừng công việc có tương lai xán lạn để du học MBA
Có cơ hội làm tới vị trí quản lý ở một trong những công ty kiểm toán hàng đầu, Phạm Trung Linh vẫn quyết định dừng lại, bỏ 2 tỉ tiền túi để theo học MBA tại Trường Kinh doanh Judge (CJBS), Đại học Cambridge từ tháng 9/2021.