- Trước tình trạng thiếu trường - lớp - chỗ học trên địa bàn Hà Nội, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đặt vấn đề thẳng thắn với các quận, huyện, thị xã tại hội nghị giao ban sáng nay, 28/9: Ngoài đất thì có vấn đề khác, ví như kinh phí, vốn giải phóng mặt bằng...cần ý kiến và giải pháp tạo quỹ đất để có thể đầu tư xây trường.
Báo cáo của UBND thành phố khái quát, hầu hết tại các khu đô thị mới đã hoàn thành, dân đã đến ở, nhưng hệ thống trường học chưa được hoàn thành đồng bộ theo quy hoạch, việc xác định loại hình trường công lập, ngoài công lập còn chưa rõ nét. Tình trạng trên đã dẫn tới việc chưa đáp ứng được trường lớp gây bức xúc cho nhân dân trong các khu đô thị.
Kết quả rà soát 10 khu đô thị đã hoàn thành đưa vào sử dụng; theo quy hoạch có 38 công trình trường học; mới xây dựng đưa vào sử dụng 27 trường, trong đó có 04 trường công lập; còn lại 11 trường chưa xây dựng xong, trong đó: đã giao chủ đầu tư triển khai bằng vốn ngoài ngân sách 7 trường; còn 4 trường chưa triển khai các thủ tục đầu tư.
Trong khi đó ngành GD-ĐT Hà Nội có quy mô lớn hàng đầu cả nước, mạng lưới trường lớp phát triển đa dạng với 2.509 cơ sở giáo dục, 44.384 nhóm lớp, 1.510.735 học sinh, 103.725 cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên (trong đó có 80.773 giáo viên) của các cấp học.
Hiện tại vẫn còn một số phường thiếu trường công lập. Ở khối mầm non nếu tính theo tiêu chí mỗi xã, phường, thị trấn ít nhất phải có 01 trường công lập, hiện còn 6 phường chưa có trường mầm non công lập thuộc các quận: Đống Đa (04 phường: Trung Liệt, Láng Thượng, Ngã Tư Sở, Phương Mai ) và Hai Bà Trưng ( 02 phường: Lê Đại Hành, Thanh Nhàn).
Khối tiểu học, hiện còn 12 phường chưa có trường tiểu học công lập, tập trung tại quận Hoàn Kiếm (5 phường: Hàng Đào, Cửa Đông, Hàng Mã, Hàng Bạc, Tràng Tiền), Ba Đình (1 phường Liễu Giai), Đống Đa (4 phường: Quốc Tử Giám, Khâm Thiên, Quang Trung, Ngã Tư Sở), Hà Đông ( 2 phường: Phú La, Văn Quán).
Còn khối THCS, hiện tại vẫn còn 28 phường chưa có trường THCS, tập trung tại các quận Hoàn kiếm (10 phường: Phúc Tân, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Bồ, Cửa Đông, Lý Thái Tổ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Bông, Tràng Tiền); Ba Đình (3 phường: Quán Thánh, Liễu Giai, Điện Biên); Đống Đa (6 phường: Quốc Tử Giám, Khâm Thiên, Thổ Quan, Quang Trung, Phương Liên, Ngã Tư Sở); Hai Bà Trưng (4 phường: Bùi Thị Xuân, Ngô Thì Nhậm, Đống Mác, Đồng Tâm); Thanh Xuân (1 phường Thanh Xuân Trung); Cầu Giấy (2 phường: Quan Hoa, Dịch Vọng Hậu); Hà Đông (2 phường: Phú La, Văn Quán).
Mặc dù, TP đã chỉ đạo kịp thời và quyết liệt, nhưng việc đầu tư các trường công lập còn thiếu tại các phường tại các quận nội thành triển khai chậm, chưa có kết quả. Tồn tại này có nguyên nhân khách quan do hạn chế không còn quỹ đất trống để xây dựng trường, nhưng nguyên nhân chủ quan có tính quyết định đó là các quận (đã được phân cấp toàn diện), chưa chủ động, tập trung chỉ đạo quyết liệt trong giải quyết triệt để việc rà soát quỹ đất, đề xuất cơ chế, giải pháp cụ thể đối với từng trường để đầu tư xây dựng; sự phối hợp, kiểm tra, đôn đốc triển khai của các sở ngành liên quan chưa quyết liệt.
|
Thiếu đất, HS Trường tiểu học Bà Triệu phải học thể dục ở vỉa hè. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Kết quả rà soát 10 khu đô thị đã hoàn thành đưa vào sử dụng; theo quy hoạch có 38 công trình trường học; mới xây dựng đưa vào sử dụng 27 trường, trong đó có 04 trường công lập; còn lại 11 trường chưa xây dựng xong, trong đó: đã giao chủ đầu tư triển khai bằng vốn ngoài ngân sách 7 trường; còn 4 trường chưa triển khai các thủ tục đầu tư.
Trong khi đó ngành GD-ĐT Hà Nội có quy mô lớn hàng đầu cả nước, mạng lưới trường lớp phát triển đa dạng với 2.509 cơ sở giáo dục, 44.384 nhóm lớp, 1.510.735 học sinh, 103.725 cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên (trong đó có 80.773 giáo viên) của các cấp học.
Hiện tại vẫn còn một số phường thiếu trường công lập. Ở khối mầm non nếu tính theo tiêu chí mỗi xã, phường, thị trấn ít nhất phải có 01 trường công lập, hiện còn 6 phường chưa có trường mầm non công lập thuộc các quận: Đống Đa (04 phường: Trung Liệt, Láng Thượng, Ngã Tư Sở, Phương Mai ) và Hai Bà Trưng ( 02 phường: Lê Đại Hành, Thanh Nhàn).
Khối tiểu học, hiện còn 12 phường chưa có trường tiểu học công lập, tập trung tại quận Hoàn Kiếm (5 phường: Hàng Đào, Cửa Đông, Hàng Mã, Hàng Bạc, Tràng Tiền), Ba Đình (1 phường Liễu Giai), Đống Đa (4 phường: Quốc Tử Giám, Khâm Thiên, Quang Trung, Ngã Tư Sở), Hà Đông ( 2 phường: Phú La, Văn Quán).
Còn khối THCS, hiện tại vẫn còn 28 phường chưa có trường THCS, tập trung tại các quận Hoàn kiếm (10 phường: Phúc Tân, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Bồ, Cửa Đông, Lý Thái Tổ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Bông, Tràng Tiền); Ba Đình (3 phường: Quán Thánh, Liễu Giai, Điện Biên); Đống Đa (6 phường: Quốc Tử Giám, Khâm Thiên, Thổ Quan, Quang Trung, Phương Liên, Ngã Tư Sở); Hai Bà Trưng (4 phường: Bùi Thị Xuân, Ngô Thì Nhậm, Đống Mác, Đồng Tâm); Thanh Xuân (1 phường Thanh Xuân Trung); Cầu Giấy (2 phường: Quan Hoa, Dịch Vọng Hậu); Hà Đông (2 phường: Phú La, Văn Quán).
Mặc dù, TP đã chỉ đạo kịp thời và quyết liệt, nhưng việc đầu tư các trường công lập còn thiếu tại các phường tại các quận nội thành triển khai chậm, chưa có kết quả. Tồn tại này có nguyên nhân khách quan do hạn chế không còn quỹ đất trống để xây dựng trường, nhưng nguyên nhân chủ quan có tính quyết định đó là các quận (đã được phân cấp toàn diện), chưa chủ động, tập trung chỉ đạo quyết liệt trong giải quyết triệt để việc rà soát quỹ đất, đề xuất cơ chế, giải pháp cụ thể đối với từng trường để đầu tư xây dựng; sự phối hợp, kiểm tra, đôn đốc triển khai của các sở ngành liên quan chưa quyết liệt.
- Kiều Oanh