- Chiều 10/7, Bộ GD-ĐT có buổi họp báo trả lời những vấn đề xung quanh kỳ thi tuyển sinh ĐH 2013 như: công tác ra đề, làm đáp án; xác định điểm sàn.


Bài thi sáng tạo, độc lập khác đáp án sẽ được thưởng điểm

Việc thay đổi thứ tự môn thi đại học được xã hội, TS và các trường ủng hộ. Các em không phải làm 2 môn tự luận/ngày, giảm bớt căng thẳng khi thi".

{keywords}
Thí sinh trong kỳ thi đại học 2013. (Ảnh: Văn Chung).
Ngay sau kỳ thi, đề và đáp án chi tiết của từng môn đã được công khai rộng rãi đến TS. "Bộ GD-ĐT luôn thống nhất chỉ đạo các hội đồng tuyển sinh chấm thi đảm bảo công bằng, chính xác cho mỗi thí sinh. Năm nay, Bộ GD-ĐT có yêu cầu các trường tổ chức chấm thanh tra 5% bài thi đại học. Các trường ngoài ban chấm thi phải thành lập một ban chấm thanh tra riêng.

Với đề Ngữ văn, câu hỏi "mở" nên đáp án sẽ "mở" đề thầy cô và TS đánh giá tư duy làm bài sáng tạo của các em.

Những bài làm có cách giải độc đáo, sáng tạo nhưng vẫn đúng sẽ được cộng điểm thưởng tối đa 1 điểm. Độc đáo, sáng tạo thế nào sẽ do ban chấm thi xác định" - lời ông Khôi.

Tại buổi họp báo, Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT Ngô Kim Khôi cho biết ngay sau kết thúc thi ĐH Bộ đã nhận được phản hồi thông qua email và báo chí thắc mắc đề thi môn Vật lí. Bộ đã tiếp nhận và khẳng định một câu hỏi môn Vật lí là nằm trong chương trình SGK.

Đề thi cứu trường ngoài công lập?

Trước câu hỏi: "Phải chăng đề thi năm nay quá dễ? Cách ra đề như vậy có phải để cứu các trường ngoài công lập?" Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định: "Đề thi khó dễ là tùy ở năng lực của các em. Việc ra đề thi của Bộ dựa trên nguyên tắc các câu hỏi nằm chương trình phổ thông không quá dài, quá khó. Đề phải đảm bảo tính phân loại.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga (Ảnh: Văn Chung).


Không có ra đề chuyện dễ để các trường tuyển đủ. Phải chờ sau khi các trường chấm thi mới biết mức độ, năng lực của học sinh đến đâu và quyết định điểm sàn sao cho hợp lí".

Thứ trưởng cho biết: "Lộ trình từ nay đến 2015 vẫn sẽ ổn định phương thức thi đại học "3 chung" như đã tiến hành. Từ nay 2015 nếu trường có đề xuất phương án tuyển sinh phù hợp Bộ sẽ xem xét quyết định dựa trên ý kiến, dư luận nếu có đồng tình sẽ cho triển khai.

Tuy nhiên các nước phát triển như Nhật Bản cũng đưa ra đề xuất thêm 1 kỳ thi đại học nhưng lộ trình của họ là 5 năm. Muốn thay đổi phải tính tới ảnh hưởng tâm lí học sinh và dư luận xã hội".

Điểm sàn sẽ ra sao?

Liên quan đến việc tính toán điểm sàn, Cục trưởng Ngô Kim Khôi cho biết: "Bộ sẽ họp hội nghị điểm sàn trong tháng 8. Sau đó trình phương án lên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT để xem xét quyết định. Nguyên tắc tính toán điểm sàn là làm sao đảm bảo đúng quy định, phân bổ vùng miền, chất lượng đầu vào trên cơ sở năng lực đào tạo của các nhà trường. Về cơ bản nguồn tuyển năm nay của các trường ổn định ở mức 605.000 chỉ tiêu/trên 1,2 triệu TS. Trừ đi số TS ảo, dự kiến giảm còn khoảng 1 triệu".

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các trường khi chấm xong cần công khai điểm của TS trên website nhà trường và thông tin trên trang của Bộ.

Trước lo lắng nguồn tuyển cho các trường ngoài công lập, Phó chánh thanh tra Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Trúc cho rằng: "Có nhiều trường gửi giấy báo trúng tuyển đến TS nhưng các em không đến. Người học tự nhận thức được họ cần học để lấy kiến thức. Nếu trường không có chất lượng có mời họ cũng không học. Vì vậy các trường cần lưu ý các trường nâng cao chất lượng đào tạo".

  • Văn Chung (ghi)