Ngày 22/9, lễ trao giải cuộc thi thơ 2017-2018 do tạp chí Nhà văn và Tác phẩm (Hội Nhà văn Việt Nam) lần đầu tiên tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.
Những câu chuyện tại bệnh viện gây ám ảnh người đọc
Giấc mơ sông Thương của Nguyễn Phúc Lộc Thành
Crenshaw: Người bạn tưởng tượng trong thế giới trẻ thơ
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh trao giải Nhất cho nhà thơ Trương Trung Phát. |
Để cổ súy cho thơ hay và đồng hành với công cuộc làm giàu đẹp hơn tiếng Việt, lần đầu tiên tạp chí Nhà văn và Tác phẩm phát động Cuộc thi thơ 2017-2018. Cuộc thi bắt đầu từ ngày 15/2/2017 và kết thúc nhận bài vào tháng 3/2018.
Ban tổ chức đã nhận được hàng chục nghìn tác phẩm của hàng nghìn tác giả tham gia. Sau vòng sơ khảo, đã có 22 chùm thơ của 22 tác giả lọt vào chung khảo. Mỗi người mỗi vẻ, mỗi người một phẩm cách, mỗi người mỗi sở trường, mỗi người mỗi đóng góp và tất cả đã làm nên thành công của cuộc thi.
2 Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều và Trần Đăng Khoa trao giải Nhì cho các nhà thơ đoạt giải. |
Kết quả, Ban tổ chức đã trao một giải Nhất (30 triệu đồng) cho nhà thơ Trương Trung Phát; 3 giải Nhì (mỗi giải 15 triệu đồng) cho các nhà thơ: Nguyễn Văn Khôi, Trần Gia Thái và Trần Thị Lưu Ly; 4 giải Ba (mỗi giải 10 triệu đồng) cho các nhà thơ: Nguyễn Đông Nhật, Vũ Thị Huyền Trang, Đồng Chung Tử và Vũ Hùng.
Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao một giải Đặc biệt (10 triệu đồng) cho cố nhà thơ Thanh Tùng và 8 giải Tư (mỗi giải 5 triệu đồng) cho 8 tác giả. Trong những năm gần đây ở Việt Nam, người làm thơ nhiều, thơ hay cũng nhiều nhưng thị trường thơ lại rất hẹp.
Những bài thơ hay được các tác giả gửi tới BTC gộp thành một cuốn thơ mang tên: Le Le bay qua hồ Thiền Quang. |
Những cuộc thi thơ trong 10 năm trở lại đây rất ít. Gần đây nhất là cuộc thi thơ 2016 của tạp chí Văn nghệ Quân đội, còn cuộc thi thơ chính thức cuối cùng của báo Văn nghệ diễn ra từ năm 2000.
Tình Lê
'Tôi đã trở về trên núi cao': Một tập sách đáng đọc
Tập tản văn 'Tôi đã trở về trên núi cao' là cuốn sách thứ 19 của Đỗ Bích Thuý, sau 20 năm dịch chuyển từ miền núi về đô thị. Nói như nhà văn Nguyễn Văn Thọ, đó là 'một tập sách đáng đọc!".
Một góc Hà Nội những năm 1990 trong 'Quái thú răng thỏ và khu nhà gỗ'
"Quái thú răng thỏ và khu nhà gỗ" gợi sự tò mò để độc giả ghé mắt, đưa chân vào câu chuyện có thể lạ kỳ, hơi chút phiêu bồng như cái tên của người viết - Mây.
Phát triển năng lực trí tuệ cho con cùng giáo sư Nhật
Giáo dục sớm, cho con tiếp cận với hội họa, giúp con “đánh thức” các giác quan, mở rộng khả năng vận dụng ngôn ngữ… là những bí quyết giúp con phát triển của GS Makoto Shichida.