Nhóm Ngày rộng gồm 8 thành viên: Phùng Văn Tuệ, Nguyễn Lê Anh, Nguyễn Quang Hoan, Phạm Hoàng Hà, Phạm Thị Hồng Sâm, Trần Cường, Phạm Đức Trọng và Phạm Văn Khải. 8 thành viên này không hề quen biết nhau từ trước, họ chỉ kết nối với nhau qua mạng trong những ngày Hà Nội giãn cách xã hội vì Covid-19. Thế nhưng qua những buổi trao đổi trực tuyến trên mạng xã hội, tâm hồn nghệ thuật của họ có sự đồng điệu, cùng chí hướng nghệ thuật và Ngày rộng ra đời.
Tác phẩm của hoạ sĩ Phùng Văn Tuệ. |
Triển lãm đầu tiên của nhóm tới đây, tuy mỗi người một phong cách, một cá tính sáng tạo riêng nhưng hơn 50 tác phẩm hội họa sẽ trưng bày lại đa dạng ở đề tài, phong phú trong cách thể hiện của nhóm, trong đó có nhiều tác phẩm khổ lớn.
Tác phẩm của hoạ sĩ Phạm Hoàng Hà. |
Nếu như họa sĩ Phạm Hoàng Hà giao ca cùng phong cảnh nông thôn Việt Nam với sự biến ảo của màu sắc, tinh tế trong cách xử lý các gam màu trầm... thì những nét bút phóng khoáng, thoải mái của họa sĩ Nguyễn Quang Hoan trong khung cảnh thiên nhiên, cuộc sống làng quê bình dị, phảng phất ký ức tuổi thơ với biết bao kỷ niệm cũng khiến cho người xem nao lòng.
Tác phẩm của hoạ sĩ Phạm Đức Trọng. |
Nếu họa sĩ Phùng Văn Tuệ thông qua ngôn ngữ của trường phái hội họa biểu hiện trừu tượng, thăng hoa cùng bút pháp, từ cảm xúc nội tâm diễn tả tinh tế những chuyển động của cuộc sống; là những khát vọng được tự do để vươn đến đỉnh cao của tư duy …. thì họa sĩ Phạm Khải lại lựa chọn hình ảnh câu cầu Long Biên lịch sử bắc qua sông Hồng cùng những hình ảnh làng quê mộc mạc cho những tác phẩm của mình mang đến triển lãm. Hòa quyện vào đó là Phạm Đức Trọng với những tác phẩm vẽ chân dung, phong cảnh với những cái nhìn giản đơn về cuộc sống.
Tác phẩm của hoạ sĩ Phạm Văn Khải. |
Hoạ sĩ Phạm Văn Khải chia sẻ: "Trong thời gian học tập và làm việc tại Hà Nội, tôi đã chú ý đến những điểm gắn liền với Văn hoá - Lịch sử và con người nơi đây. Trong đó tôi rất quan tâm đến cầu Long Biên, cây cầu bắc qua sông Hồng. Cây cầu đã trở thành chủ đề chính trong các tác phẩm của tôi đến bây giờ''.
Tác phẩm của hoạ sĩ Nguyễn Lê Anh. |
Hoạ sĩ Nguyễn Lê Anh bày tỏ: Tôi tự chọn cho mình hình ảnh là một người kể chuyện bằng tranh vì thế phần lớn các tác phẩm của tôi lấy bối cảnh quá khứ. Điều tôi luôn luôn hướng đến là những câu chuyện mình kể, qua lăng kính của riêng mình sẽ mang đến cảm giác thật quen thuộc nhưng cũng đầy lạ lẫm và chạm đến cảm xúc của con người".
Tác phẩm của hoạ sĩ Phạm Thị Hồng Sâm. |
Là hoạ sĩ nữ duy nhất của nhóm, Phạm Thị Hồng Sâm chia sẻ: "Không gian trong tranh tôi là không gian để người xem có thể tĩnh tâm, lắng lại mọi xáo trộn của tâm hồn để sống chậm lại. Vào những thời điểm trong lòng có quá nhiều nghĩ ngợi, nhiều lo toan nghệ thuật giống như điểm neo để bạn dừng lại 1 phút, ngắm nhìn các tác phẩm và để tâm hồn mình tĩnh lại".
Tác phẩm của hoạ sĩ Nguyễn Quang Hoan. |
Tác phẩm của hoạ sĩ Trần Cường. |
Tình Lê
Triển lãm kỹ thuật số các tác phẩm của họa sĩ thiên tài Raphael
Ngày 6/9, Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Đại sứ quán Italia tại Hà Nội tổ chức khai mạc trực tuyến triển lãm kỹ thuật số mang tên "Magister Raffaello".