Tối 15/5, vở kịch thiếu nhi “Tấm Cám” do Sân khấu Lệ Ngọc dàn dựng được ra mắt tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Vở kịch do nhà văn Nguyễn Hiếu viết kịch bản, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái cố vấn nghệ thuật và đạo diễn Singapore Chua Soo Pong dàn dựng.
Tấm Cám là truyện cổ tích dân gian Việt Nam, xoay quanh nhân vật cô Tấm. Tấm hiền lành, nhân hậu nhưng phải sống với dì ghẻ và em cùng cha khác mẹ độc ác. Sau đó, cô may mắn được làm vợ vua. Vì ghen ghét, dì ghẻ hãm hại Tấm, để Cám thay thế vị trí của cô. Nhờ Bụt, Cám tai qua nạn khỏi sau nhiều kiếp, trở về trả thù Cám và dì ghẻ. Truyện được chuyển thể dưới nhiều hình thức cải lương, chèo, kịch nói, nhạc kịch, phim ảnh... Năm 2016, phim điện ảnh Tấm Cám: Chuyện chưa kể do Ngô Thanh Vân sản xuất thu về 66 tỷ đồng sau năm tuần chiếu.
Với góc nhìn của đạo diễn người Singapore, câu chuyện Tấm Cám hiện ra dù vẫn gần được hồn cốt nhưng kịch bản của vở diễn đã đi xa khỏi cốt lõi của bản gốc.
Với góc nhìn của đạo diễn người Singapore, câu chuyện Tấm Cám hiện ra dù vẫn gần được hồn cốt nhưng kịch bản của vở diễn đã đi xa khỏi cốt lõi của bản gốc. |
Vở diễn không có ông Bụt - một nhân vật gắn liền với truyện cổ tích Tấm Cám và đại diện cho cái thiện mà thay vào đó, đạo diễn lấy hình ảnh người mẹ của Tấm làm trung tâm.
Giới trẻ hiện nay, với công nghệ thông tin hiện đại, các em gần như không tin rằng, trên đời này có ông Bụt - và việc thay thế không cho ông Bụt xuất hiện là điều hoàn toàn đúng của đạo diễn Chua Soo Pong. Nhưng một người mẹ luôn thương yêu con, dõi theo bước đường trưởng thành của con dù xã hội có thay đổi đến nhường nào đi chăng nữa, tình thương đó vẫn là bất tử.
Thế nên, khi xem kịch, nhiều em nhỏ cũng cảm thấy vô cùng gần gũi, hiểu hơn tình mẫu tử thiêng liêng và bớt ảo vọng về một điều ước viển vông - chỉ cần ở hiền, ngồi khóc là có Bụt giúp. "Tôi muốn tô đậm hình ảnh của người mẹ Việt trong vở kịch này. Dù đã mất, nhưng mẹ Tấm vẫn luôn theo cô, che chở và phù hộ cho Tấm trong những lúc hoạn nạn", đạo diễn Chua Soo Pong chia sẻ.
Trẻ con sẽ bớt ảo vọng khi xem Tấm Cám. |
Kịch bản mới cũng đã được lược bỏ đoạn Tấm làm mắm Cám và gửi cho dì ghẻ ăn. Tấm với phẩm chất hiền lành tin người vẫn trải qua các kiếp nạn như biến thành chim vàng anh, chui vào quả thị,..nhưng cuối cùng vẫn được hạnh phúc bên người mình yêu. Nhưng Tấm không hận thù quá khứ - những người đã làm Tấm tổn thương. Tấm nhân văn hơn, bằng chứng là cuối vở, thay vì trả thù mẹ con Cám như trong nguyên mẫu, nàng Tấm đã xin hoàng tử tha tội để mẹ con Cám có cơ hội hoàn lương.
Chính vì lẽ đó, vở diễn đã tuyền tải rõ nét thông điệp về tình mẫu tử và những bài học mang tính nhân văn, hướng con người tới cái thiện và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Vở diễn đã tuyền tải rõ nét thông điệp về tình mẫu tử và những bài học mang tính nhân văn, hướng con người tới cái thiện và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. |
Dù khán giả nhí vỗ tay tán thưởng, nhưng một vài phụ huynh đưa con tới xem kịch vẫn chưa thấy hài lòng bởi phần mở màn của vở diễn vừa dài vừa "gợn gợn". 2 diễn viên nhí ở cảnh mở màn là những hoạt cảnh gây cười, chủ yếu do nam diễn viên nhí đóng cảnh "lả lướt" kiểu "giới tính không rõ ràng" với những cái vẩy tay đỏng đảnh, câu nói chua chát,...khiến phụ huynh cảm thấy lo lắng. Bởi, tuổi các em chắc cũng chừng hơn 10 tuổi, khi xem những biểu đạt của nam diễn viên nhí, họ sợ con họ sẽ học theo.
BTC cho hay, đây là vở diễn báo cáo, còn chỉnh sửa trên tinh thần lắng nghe ý kiến của khán giả để điều chỉnh cho phù hợp. Vở kịch "Tấm Cám" ra mắt vào dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/ 6.
Tình Lê
Đạo diễn Singrapore dàn dựng kịch 'Tấm Cám' không có ông Bụt
- Vở kịch "Tấm Cám" do đạo diễn người Singapore – Chua Soo Pong dàn dựng sẽ không có ông Bụt hiện lên như thường có trong các chuyện kể của bà, của mẹ.