Đến với quận Ambelokipi, Thủ đô Athens, Hy Lạp, du khách sẽ bắt gặp quán cà phê nghệ thuật có tên Myrtillo. Năm 2014, quán cà phê đặc biệt này đã vinh dự nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xã hội Hy Lạp của năm”.

Myrtillo là một doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức tự cung tự cấp. Tuy nhiên điểm sáng tạo và ấn tượng nhất ở đây chính là tiêu chí tuyển dụng nhân viên độc đáo của quán.

Họ hướng đến những nhóm người, những đối tượng không có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường lao động: người khuyết tật.

Anh Kostapanos Miliaresis, người đồng sáng lập kiêm Tổng Giám đốc tổ chức thúc đẩy hợp tác công tác tình nguyện Ethlon, Hy Lạp cho biết: “Chỉ có 15% số người khuyết tật có công ăn việc làm trong các dây chuyền sản xuất tại quốc gia chúng tôi”.

Theo thống kê của Hội người khuyết tật quốc gia Hy Lạp, cứ 10 người thì 6 người khuyết tật mức độ nặng phải sống trong hoàn cảnh vô cùng nghèo đói.

{keywords}
Bức ảnh chụp khi bước chân vào quán cà phê Myrtillo ngày 6 tháng 5 năm 2018.

Hiện nay, Myrtillo có tất cả 14 nhân viên khuyết tật trong số 17 người đang làm việc tại đây. Mỗi người đều có thể làm việc ở các vị trí khác nhau, từ dọn dẹp nấu nướng đến tham gia đóng góp vào sự phát triển của quán.

Sau khi được đào tạo bài bản, tất cả nhân viên đều có trách nhiệm duy trì sự bền vững của dự án.

Người sáng lập Myrtillo - bà Georgia Vamvounaki-Rafftan, cho biết, quán cà phê tọa lạc ngay trong công viên Văn hóa và Trẻ em, được xây dựng sau Thế chiến thứ II với nguồn vốn tài trợ bởi Na Uy.

Công viên được trang bị các loại công cụ, máy móc để cung cấp các tiện ích cho công cuộc đào tạo người khuyết tật chịu di chứng hậu chiến tranh.

Trong suốt nhiều thập kỷ qua, hàng trăm người khuyết tật trẻ đã được đào tạo các ngành nghề, các kĩ năng khác nhau như nghề điện máy, nghề mộc, nghề làm đồng hồ...

Tuy nhiên vào những năm 90, công viên buộc phải ngưng sử dụng. Rất may sau đó, nhờ ý tưởng của một công dân địa phương, công viên tiếp tục được đưa vào hoạt động.

Trả lời Tân Hoa Xã, Vamvounaki-Raffan cho biết, trong những tháng tới, với sự giúp đỡ của chính quyền Athens, Myrtillo sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo và trồng cây xanh trong chính công viên nơi quán tọa lạc.

Vamvounaki-Raffan cũng có một người con, năm nay 26 tuổi, mắc hội chứng rối loạn phát triển giống như một số nhân viên trong quán.

Ngoài ra, một trong những nhân viên phục vụ tại Myrtillo là anh Michalis Papadimitrou, người đã có thâm niên 13 năm làm việc cho một tiệm bánh ngọt.

Anh George Manousogiannakis, người pha chế tại quán, 40 tuổi, rất yêu nghề và thậm chí còn có 2 bằng đại học. Mọi người trong Myrtillo yêu thương nhau như một gia đình và đều hạnh phúc khi làm việc tại đây.

Thêm vào đó, quán còn thường xuyên tổ chức các khóa học kĩ năng, các buổi hòa nhạc trực tiếp và những buổi giới thiệu sách.

Những huyền bí quanh tượng 'ông Phật đen' ở Quan Âm tu viện Biên Hòa

Những huyền bí quanh tượng 'ông Phật đen' ở Quan Âm tu viện Biên Hòa

Tôi đi cùng một người bạn, đứng thật lâu trước một pho tượng trong sân Quan Âm tu viện trên đường Nguyễn Ái Quốc (P. Bửu Hòa, TP. Biên Hòa, Đồng Nai).

Vì sao người Trung Quốc đổ xô sang Costa Rica kết hôn hợp đồng?

Vì sao người Trung Quốc đổ xô sang Costa Rica kết hôn hợp đồng?

Điểm đến cuối cùng của người di cư Trung Quốc ngày nay không phải là Costa Rica mà theo ông Rodríguez, đối với nhiều người, đây là một cánh cửa để nhập cư vào Mỹ.

Thám tử thú cưng - nghề mới nổi ở Nhật Bản

Thám tử thú cưng - nghề mới nổi ở Nhật Bản

Anh Endo bắt đầu công việc này khi vừa bước sang tuổi 20. Năm 2011, anh thành lập một Đội cứu hộ vật nuôi thất lạc với 10 thành viên nhằm giúp đỡ những gia đình tìm lại thú cưng của mình.

Nhật Minh (Theo Sina)