- Người bạn nhắn tôi: "Chiều nay mời ông đến quán ngày xưa tụi mình thường ngồi nhâm nhi vài chai "la-de" nói chuyện đời chơi nhé". Đọc xong, tôi hơi khựng. Từ "la-de" dường như ít nhất 40 năm nay tôi mới được nghe lại...

Nhớ ngày xưa đó

Quán mà chúng tôi thường ngồi trước đây giờ trở thành một nhà hàng sang trọng. Không phải chúng tôi không vào nơi đó được nhưng muốn tìm chút dư vị của ngày xưa thật khó. Thế là tất cả lại tìm đến một quán nhỏ dọc theo bờ kênh Nhiêu Lộc.

{keywords}

Bia La-de Larue (nhãn hiệu con cọp) - viết thì là La-ve, nhưng người Sài Gòn nói là La-de. Ảnh tư liệu

4 ly đầy ắp đá được mang ra, 4 chai bia được mở nắp. Đứa nào cũng tự cầm chai rót vào ly mình. "Nhìn chai bia bây giờ nhớ la-de Con cọp quá", thằng Thảo mở đầu câu chuyện.

Ngày xưa sau buổi làm việc, chúng tôi thường tụ họp, uống lai rai vài chai la-de trước khi về nhà. Lúc ấy, trên thị trường chỉ có 2 loại là La-de trâu và la-de 33. 

La-de 33 thì dung tích chỉ có 33cl đã ít mà giá lại đắt nên chỉ có giới thượng lưu dùng, giới bình dân thì chỉ chọn "Con cọp" chai lớn ...

La-de Con cọp có dung tích 65cl thường đựng trong két gỗ 12 chai. Mỗi lần chúng tôi gọi một két cũng vừa đủ mỗi đứa 2 chai.

Năm 1973, hãng BGI tung ra một nhãn hiệu mới, có hình con cọp nhưng hai bên có vẽ thêm hình ảnh dây leo và một trái tròn tròn khía vuông mà người ta thấy giống như trái thơm. Người dân gọi là bia Con Cọp Trái Thơm.

Điểm đặc biệt là bia này bỏ chung với các chai bia Con Cọp khác, cứ một két thì có một chai, có khi có 2-3 chai. Thiên hạ đồn đây là loại bia đặc biệt, ngon hơn loại thường nên tặng kèm theo một két để khuyến mãi khách hàng mua sỉ. 

Vì vậy, người ta hay mua cả két bia để được lấy chai "trái thơm", trong bàn nhậu, bậc cao tuổi, chủ xị… được ưu tiên uống chai này.

La-de được rót ra, những câu chuyện được trải dài ra và những tràng cười gần như bất tận. 

Chúng tôi đã từng có những lần nhậu vào những buổi chiều tan sở, hay chiều thứ 7 tuần cuối tháng, sau khi nhận lương xong cả bọn kéo nhau đi làm một chầu thật hoành tráng nhưng cũng chỉ uống la-de Con cọp.

Ngoài ra chỉ có đám cưới hay đám giỗ hoặc mừng một sự kiện vui nào đó, chúng tôi mới có dịp ngồi lại với nhau. Không bê tha, không đàn đúm chúng tôi quan niệm nhậu chỉ để vui để giải tỏa căng thẳng rồi tiếp tục làm việc.

40 năm trôi qua, thằng Khánh cầm ly nâng lên nhìn tôi hỏi: "Ông còn nhớ nơi đây không?". Không đợi tôi trả lời, nó nói tiếp: "Ngày xưa nơi đây là khu nhà sàn ổ chuột, vậy mà giờ đây ...".

BGI gục ngã...

La-de Con Cọp do hãng BGI (Brasseries et Glacieres Internationales) sản xuất lần đầu tiên vào năm 1927. Các chuyên gia người Pháp đã kết hợp lúa mạch và hoa bia (houblon) để sản xuất. 

La-de larue chiếm độc quyền thị trường Việt Nam trong một thời gian khá dài. Cho đến năm 1963, một số loại bia mới tràn vào thị trường.

Các loại bia này tuồn từ các trạm bán hàng cho quân đội Mỹ gọi tắt là PX với giá rất rẻ, trong đó ngoài bia lon còn có bia chai loại 50cl xuất xứ từ Philippine. Dân nhậu thử qua một lần rồi không bao giờ uống lại. 

Hầu như họ chỉ trung thành với bia Con cọp hay la-de larue bởi không có loại bia nào có hương vị đậm đà hơn.

{keywords}

Bia trái thơm (trong vòng tròn) và bia quân tiếp vụ. Ảnh tư liệu.

Tiếp câu chuyện, thằng Thảo nói tiếp: "Hồi ấy có 3 loại la-de. Loại thường, loại trái thơm và loại quân tiếp vụ. Dân nhậu lúc nào cũng tán dương trái thơm và chê hết lời với loại quân tiếp vụ (dành cho quân đội).

Có thể nói, 3 loại đều như nhau nhưng vì cảm giác theo thói quen và theo tưởng tượng nên đã tạo ra thứ hạng như thế. 

Sau này, một nhân viên kỹ thuật của BGI tiết lộ, bia chai lớn chỉ có một loại mà thôi nhưng vì do trục trặc trong khâu in vỏ chai nên có một số vỏ có dấu trái thơm. Bỏ đi thì phí nên hãng vẫn dùng, tạo ra ngộ nhận như thế.

Sau 1975, nhà nước tiếp quản nhà máy BGI, đổi la-de Con Cọp hay bia Larue thành nhãn hiệu bia mới cũng với phương thức sản xuất cũ.

Năm 1991, BGI trở lại Việt Nam với nhãn hiệu cũ nhưng không bán được bao nhiêu nên sau đó phải nhượng lại cho Foster của Úc. Theo lý giải của một số dân nhậu, sự trở lại của BGI chắc chắn phải mang theo công nghệ mới hiện đại, ủ men nhanh hơn nên mùi vị khác trước. 

Thêm một lý do khác, BGI lần này không được ở Sài Gòn mà phải về Tiền Giang. Bí quyết đảm bảo được chất lượng là nguồn nước. Nguồn nước ở Sài Gòn và Tiền Giang khác xa nhau nên đã cho ra chất lượng không thể giống nhau.

Có thể nói BGI quay trở lại vùng đất xưa của mình nhưng đã gục ngã bởi chính hậu duệ của mình...

Cụ ông dùng 800m2 đất lập chợ cho người bán hàng rong ở Sài Gòn

Cụ ông dùng 800m2 đất lập chợ cho người bán hàng rong ở Sài Gòn

800m2 đất mặt tiền đường ở khu dân cư sầm uất là một gia tài đồ sộ. Vậy mà, người chủ của nó lại bỏ ra để lập thành một ngôi chợ quy tụ những người bán hàng rong về một mối...

Cái kết đắng của 'tỷ phú ngân hàng' Sài Gòn

Cái kết đắng của 'tỷ phú ngân hàng' Sài Gòn

Vào những năm đầu thập niên 1960,  Lâm Huê Hồ trở nên giàu có cũng nhờ vào mua bán phế liệu. Nhưng, cái danh triệu phú chưa làm Lâm hài lòng, ông cố vươn lên thành tỉ phú...

Tình thuở nghèo khó của tỷ phú Sài Gòn và người vợ mồ côi

Tình thuở nghèo khó của tỷ phú Sài Gòn và người vợ mồ côi

Cuộc sống của vợ chồng Lâm sau đó đã khá thoải mái nếu không muốn nói là quá phong lưu. Thế nhưng, nhìn bề ngoài cả 2 vợ chồng vẫn cứ "lùi xùi" như những ngày còn cơ nhỡ...

Đám tang 'ông trùm' Sài Gòn: Ai đến viếng cũng mời bia, tặng tiền

Đám tang 'ông trùm' Sài Gòn: Ai đến viếng cũng mời bia, tặng tiền

Ngày 14/5/1927, ông Quách Đàm qua đời tại tư gia ở số 114, đại lộ Gaudot, Chợ Lớn, thọ 65 tuổi. Một đám tang lớn chưa từng có đã diễn ra ở Sài Gòn.

Tưởng phá sản, ai ngờ 'ông trùm' Sài Gòn thắng lớn

Tưởng phá sản, ai ngờ 'ông trùm' Sài Gòn thắng lớn

Quách Đàm thu mua nhiều đến nỗi gạo không còn chỗ chứa nhưng không may, thời điểm ấy, giá lúa gạo trên thị trường thế giới bị sụt giảm. Khả năng ông bị lỗ rất nặng. Tuy nhiên, ông vẫn bình tĩnh xoay chuyển tình thế một cách bất ngờ

Trần Chánh Nghĩa