- Nguyễn Văn Vĩnh có ba người vợ, cả ba đều là những tuyệt sắc giai nhân đương thời. Dù vậy, họ lại có một cuộc đời bi ai phía sau người chồng tài hoa, bạc mệnh...

Nguyễn Văn Vĩnh có 3 người vợ và 16 người con (1 người là con nuôi), nhưng người gắn bó với ông suốt 36 năm, bênh cạnh ông lúc sóng gió cuộc đời lại là người vợ cả, Đinh Thị Tính (1881 - 1965).

Người đàn bà 2 lần tác thành cho chồng và vợ lẽ

Đinh Thị Tính sinh ra và lớn lên ở ngõ Phất Lộc (Hoàn Kiếm, Hà Nội) với một nhan sắc mặn mà. Bà là con một nhà buôn có tiếng ở Hà Nội và bản thân cũng là người phụ nữ đảm đang, thạo nghề buôn bán. Năm 1900, Đinh Thị Tính kết hôn với Nguyễn Văn Vĩnh.

{keywords}
Bà Đinh Thị Tính, người vợ cả tần tảo của học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Ảnh: Gia đình cung cấp

Nguyễn Lân Bình, cháu nội Nguyễn Văn Vĩnh, cho biết: "So với người con gái phố cổ đoan trang, sắc sảo thì ông tôi cũng là một người tài hoa thời đó. Ông làm cho cơ quan chính quyền với số lương 30 đồng một tháng (lời tâm sự của Nguyễn Văn Vĩnh), và đó là một khoản tiền lớn, đủ để đảm bảo sự sung túc cho cả gia đình". 

Bà từng theo chồng đi khắp các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Hải Phòng... lo chu toàn con cái, gia đình để ông yên tâm công việc.

Khi chồng được bổ nhiệm về làm việc ở Hà Nội, bà đã dùng toàn bộ số tiền tiết kiệm trong thời gian dài mua lại căn nhà số 39 Mã Mây, Hà Nội làm nơi trú ngụ cho gia đình.

Căn nhà phố Mã Mây này đã gắn bó với ông bà Vĩnh 15 năm, chứng kiến bao thăng trầm trong cuộc đời họ. 

{keywords}
Học giả Nguyễn Văn vĩnh và vợ cả Đinh Thị Tính chụp ảnh cùng các con tại ngôi nhà số 13 Thụy Khê, Tây Hồ, Hà Nội năm 1927. Ảnh: Gia đình cung cấp

Khi ông Vĩnh từ bỏ nghiệp công chức, theo đuổi hoài bão riêng, đồng nghĩa với việc gia đình không còn khoản thu nhập hàng tháng, thì thời gian này, mọi nỗi lo cơm áo, gạo tiền cho cả gia đình đè nặng lên đôi vai bà.

Không chỉ thế, về mặt tình cảm, cuộc đời bà không ít những nỗi tủi hờn. Đó là  hai lần chồng có thêm vợ bé. Những người đến sau, đều trẻ đẹp hơn hẳn bà. Hai bà vợ này đều được Nguyễn Văn Vĩnh rất mực yêu chiều.

Hai lần tác thành hôn sự cho chồng, bà Tính vẫn tìm được cách để sống chung, quán xuyến một gia đình đông đúc, không làm lỡ dở sự nghiệp của chồng. 

Trọn 36 năm làm vợ ông, bà Tính đã trải qua những niềm vui hãnh diện, tự hào. Nhưng thật trớ trêu, cuộc đời mang đến cho bà những khổ đau, vò xé và có những khi tưởng như không tài nào đứng dậy được. 

Ngần ấy năm, bà lẽo đẽo theo chồng đồng cam cộng khổ, lúc ra Hải Phòng buôn bán, khi lên Bắc Giang heo hút gió rừng. Tất cả là vì sự nghiệp của ông mà bà đứng đằng sau làm hậu thuẫn.

Sau khi Nguyễn Văn Vĩnh mất, để lại những khoản nợ khổng lồ, bà vẫn là cái đầu tàu, nuốt nước mắt vào trong, trấn an các con, đối phó với mọi giông bão đang đổ ập xuống. Nhất là khi tài sản của gia đình liên tiếp bị tịch biên và phát mại...

Không chỉ thế, bà còn là người phụ nữ nhân hậu, có công nuôi dạy người con riêng của chồng mình với vợ hai là nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp. 

Khi người vợ hai mất, bà Tính với tấm lòng bao dung, hiền hậu đã dành một tình cảm đặc biệt, nuôi dạy, yêu thương Nguyễn Nhược Pháp như chính con mình dứt ruột  đẻ ra. 

{keywords}
Ông Nguyễn Lân Bình bên những trang sách viết về học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Ảnh: Diệu Bình

Nguyễn Lân Bình kể: "Các bác, các chú tôi thường kể rằng, bà nội tôi đặc biệt thương bác Nguyễn Nhược Pháp nhiều. Đến độ, khi Nguyễn Nhược Pháp không may qua đời vì bệnh nặng, bà đau đớn, nhiều ngày không ăn uống. 

Lúc bà gần mất, bà dặn đi dặn lại các con: "Khi nào mẹ chết, cho mẹ nằm cạnh thằng Pháp nhé". Bà qua đời năm 1965, hưởng thọ 84 tuổi, kết thúc một cuộc đời đầy giông bão.

Nhưng trải qua nhiều biến động, mãi đến năm 2011, gia tộc ông Nguyễn Lân Bình mới thực hiện được di nguyện của bà.

Cái chết bi ai của người vợ hai 

Người vợ 2 của ông Vĩnh là bà Vi Thị Lựu. Theo đó, năm 1912, ông Vĩnh thuê một khách sạn ở phố Hàng Trống để kinh doanh. 

Nguyễn Văn Vĩnh ngày ngày đi giao du bằng mô tô, vẻ bề ngoài vô cùng phong độ. Với tính tình phóng khoáng, ông và một giai nhân mỏng mày hay hạt, có vẻ đẹp đầy mộng mị, người dân tộc Tày, quê Lạng Sơn đã phải lòng nhau. Người đàn bà này tên là Vi Thị Lựu.

Nhờ sự tác thành của vợ cả Đinh Thị Tính, bà Vi Thị Lựu trở thành người phụ nữ thứ hai trong cuộc đời ông Nguyễn Văn Vĩnh. Năm 1914, bà Lựu sinh cho Nguyễn Văn Vĩnh một người con trai, đó chính là tác giả của bài thơ nổi tiếng "Chùa Hương", sau này được phổ nhạc thành bài "Em đi chùa Hương" - nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp.

{keywords}

Nguyễn Thị Thu Hương (1931-1948), con gái của Suzanne và Nguyễn Văn Vĩnh, được thừa hưởng nhiều nét đẹp của mẹ. Ảnh: Gia đình cung cấp

Rồi số phận đưa đẩy, Nguyễn Văn Vĩnh gặp bà Suzanne, tên tiếng Việt là Giáp Thị Thục (1902 - 1981), một thiếu nữ người Việt lai Pháp. Sau này, cả nhà được biết, bà Suzanne có mối quan hệ bạn bè buôn bán với bà Vi Thị Lựu. 

Bà Suzanne, người con gái có đôi mắt màu xanh, chiếc mũi cao, làn da trắng sứ pha trộn với vẻ đẹp đằm thắm của người con gái Á Đông. 

Ở tuổi 16, bà đẹp như một ánh trăng rằm, khiến bao chàng trai phải si mê. Nhưng trớ trêu, người bà phải lòng lại là người đàn ông đã có hai người vợ nhưng rất đỗi hào hoa, phong độ - học giả Nguyễn Văn Vĩnh.

Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, chuyện gì đến rồi nó cũng đến, huống chi từ lâu bà Suzzane đã thầm ngưỡng mộ và dành tình cảm xao xuyến cho chồng của người mình quen biết.

Sau đó không lâu, bà nhanh chóng đặt chân vào gia đình Nguyễn Văn Vĩnh với thân phận là vợ ba, nhờ sự tác thành của người vợ cả độ lượng. Nhưng, đây lại chính là nguyên nhân gây nên cái chết đầy bi ai của người vợ hai - bà Vi Thị Lựu.

Ông Bình kể tiếp: "Bà Lựu rất yêu ông nội tôi, vì thế bà ghen vô cùng".

Vì rất yêu chồng, nên khi biết chồng qua lại với bà Suzanne, bà Lựu nhiều lần nổi những ghen hờn âm ỉ.

Những lúc như vậy, người vợ cả Đinh Thị tính lại nhẹ nhàng khuyên giải: "Tại sao cô lại đi ghen ngược như vậy? Tôi mới là người phải khổ chứ" (Bà Lựu là người đến sau khi ông Vĩnh và bà Tính đã có cuộc sống êm ấm).

Biết không thể can dự, bà Lựu vì không thể chịu nổi nên đã quyên sinh để không phải chứng kiến sự thật phũ phàng này. Lúc đó, nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp mới được 2 tuổi. Rồi bà Đinh Thị Tính đã đưa cậu bé về sống với mình và nuôi dạy thành tài.

Người vợ ba Suzanne sinh được hai người con trai và một người con gái tên là Nguyễn Thị Thu Hương, chẳng may cô bị bạo bệnh và ra đi ở tuổi 17. 

Sau những năm Nguyễn Văn Vĩnh mất, bà Suzanne chuyển vào sinh sống tại miền Nam và xuống tóc xuất gia ở một ngôi chùa ở Thủ Đức, Sài Gòn.

Bà mất năm 1981, mang theo những buồn đau trong vòng xoáy cuộc đời của người chồng lẫy lừng.

Bước ngoặt kỳ lạ giúp 'cậu bé chăn bò' thành học giả lừng lẫy

Bước ngoặt kỳ lạ giúp 'cậu bé chăn bò' thành học giả lừng lẫy

Thuở nhỏ Nguyễn Văn Vĩnh phải đi chăn bò. 8 tuổi ông đi kéo quạt thuê tại trường Hậu bổ của Pháp ở Đình Yên Phụ… Từ đây cuộc đời ông bước vào một hành trình đầy thăng hoa mà cũng nhiều phần ai oán.

Đám tang rúng động miền Bắc, hàng chục ngàn người đưa tiễn học giả lớn

Đám tang rúng động miền Bắc, hàng chục ngàn người đưa tiễn học giả lớn

Thời điểm ông Nguyễn Văn Vĩnh mất, nhà cầm quyền hoàn thành việc tịch biên và phát mại tài sản của ông một cách chóng vánh, kéo theo đó là một cuộc chia ly đầy đau đớn trong gia đình.

'Con gái làm hoàng hậu, thầy còn không muốn thì thầy muốn gì?'

'Con gái làm hoàng hậu, thầy còn không muốn thì thầy muốn gì?'

Khi biết tin Toàn quyền Đông Dương sắp xếp cho con gái gặp gỡ, se duyên với hoàng tử Vĩnh Thụy (sau là vua Bảo Đại), Nguyễn Văn Vĩnh từ chối. Chuyện này làm người trong nhà vô cùng ngạc nhiên...

Hé lộ nguyên nhân cái chết bí ẩn của doanh nhân Bạch Thái Bưởi

Hé lộ nguyên nhân cái chết bí ẩn của doanh nhân Bạch Thái Bưởi

Theo lời kể của những người trong gia đình, yêu thương con cái hết mực nhưng ông Bạch cũng rất nghiêm khắc, nóng tính. Con cái trong nhà làm gì sai trái ông phạt không nương tay...

Khúc củi lạ và vận may đặc biệt của doanh nhân Bạch Thái Bưởi

Khúc củi lạ và vận may đặc biệt của doanh nhân Bạch Thái Bưởi

Bạch Thái Bưởi vớt được khúc củi tỏa ra mùi thơm kỳ lạ. Người Trung Quốc trả giá cao để mua được khúc củi này. Từ số vốn ít ỏi, ông lao vào thương trường và trở thành một doanh nhân lừng lẫy của Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Diệu Bình - Ngọc Trang