Do muốn thay đổi thực đơn, một dòng họ ở Yên Trường dùng lợn, bò và gà chế biến cỗ. Tuy nhiên khi khách đến ăn, thấy không có thịt chó, họ xin phép ra về khiến nhiều mâm cỗ bị "ế".

Từ nhiều đời này, người dân làng Yên Trường (xã Trường Yên, Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn lưu truyền một tục lệ là ăn thịt chó vào ngày mùng 4 Tết Nguyên đán.

Cụ Đáp (93 tuổi, làng Yên Trường) chia sẻ, ngay từ khi cụ mới lên 7 tuổi đã thấy dân làng duy trì lệ này.

Từ già trẻ, trai gái đều thích thú với món ăn này, với những người không ăn được thịt chó, họ chuẩn bị thêm các món khác từ gà, vịt, bò...

{keywords}
Cụ Đáp (93 tuổi, ở xã Trường Yên, Chương Mỹ, Hà Nội).

“Ngày mùng 4 Tết, những người cao tuổi trong dòng họ ra đồng tảo mộ, thắp hương người đã khuất. Trong khi đó, các thanh niên và phụ nữ ở nhà chuẩn bị nấu nướng, chế biến các món ăn từ thịt chó.

Khi quay về, tất cả họ hàng sẽ tập trung tại nhà thờ tổ làm lễ cúng bái. Sau đó mở tiệc bằng thịt chó”, cụ Đáp nhớ lại.

Theo cụ Đáp, công tác chuẩn bị cho ngày này được bàn bạc từ trước Tết. Người trưởng họ sẽ cắt cử nam thanh niên đi đặt hàng thịt chó tại các lò mổ ở xã Đông Phương Yên, Trung Hòa và Yên Trường (huyện Chương Mỹ). Sau đó, họ lên thực đơn chế biến, chị em phụ nữ đảm nhiệm việc nấu nướng.

"Nếu không đặt hàng từ trước Tết, sẽ rất dễ xảy ra tình trạng cháy hàng. Ngoài ra, các lò giết mổ ở Chương Mỹ những dịp này cũng phải thu mua chó từ Nghệ An, Thanh Hóa mới đủ số lượng cung cấp", bà Đáp cho biết.

5 giờ sáng ngày 4 Tết Nguyên đán, các thanh niên được phân công vội vã sang lò giết mổ xếp hàng, chờ nhận thịt chó không khác gì thời bao cấp.

6 giờ sáng, các con chó đã làm lông sạch sẽ được các chủ lò giao cho khách hàng. Khách mang về chỉ việc pha, chặt cho lên mấy bếp than hồng nấu nướng. Những ngày đó, người dân đi qua Yên Trường không khỏi bị thu hút bởi mùi rựa mận, riềng sả bay khắp xóm.

Ngoài sân nhà thờ họ, mọi người trải chiếu ngồi la liệt, mỗi mâm 10 người nhưng họ nào đông quá có khi lên tới 15 người/mâm.

Những ngày đầu năm, đa số người Việt Nam đều kiêng ăn thịt chó. Nhưng với người dân Yên Trường, họ lại coi việc ăn thịt chó đầu năm là một điều may mắn, tốt đẹp.

Cả một cuộc đời gắn bó với tục lệ đặc biệt này của làng nên trước thông tin cấm ăn thịt chó, cụ Đáp khá bất ngờ.

“Nếu nhà nước cấm, dân chúng tôi cũng phải thực hiện thôi nhưng tôi nghĩ là khó. Vì chó là động vật nuôi trong nhà. Cũng lắm mỗi hộ nuôi 1 - 2 con. Thích họ vẫn thịt, giống như con gà, con vịt thôi”, cụ Đáp nói.

Trong khi đó, vợ ông Phương (trưởng xóm 6, làng Yên Trường) cho rằng, đây là dịp để con cháu trong họ về báo cáo những thành tích trong năm cũ và đưa ra dự định trong năm mới.

{keywords}
Vợ ông Phương (trưởng xóm 6, làng Yên Trường).

Các món đưa lên bàn thờ cúng vẫn là gà, xôi, thịt bò… Tuy nhiên, khi ngồi ăn người làng này chỉ dùng thịt chó.

Bà tiết lộ, vào ngày này, thịt chó gần như cháy chợ. Có nhà còn phải sang họ khác năn nỉ, mua lại với giá cao.

Tất nhiên, thịt chó những ngày này có thể bị đội giá, dao động từ 150 nghìn đồng/kg - 200 nghìn đồng/ 1 kg.

Vợ ông Phương kể: “Nhiều cô gái từ nơi khác về làm dâu, ban đầu thấy lệ làng ăn thịt động vật này khá bất ngờ, sợ không ăn nhưng lâu dần, họ cũng “nhập gia tùy tục”. Thậm chí, các nàng dâu đó còn thích ăn vì thấy ngon”.

Tại khu vực thôn khác của làng Trường Yên, một số người dân kể, không chỉ ngày Tết mà trong các ngày quan trọng của gia đình, dòng họ như giỗ, đám cưới, đám ma…, vẫn phải có thịt chó.

Nếu không có, họ cảm thấy trên mâm cỗ như thiếu thiếu món gì. Những người dân này cho biết thêm cách đây 10 năm, cỗ cưới ở làng sử dụng hoàn toàn bằng thịt chó.

Tuy nhiên vài năm nay, mọi người chỉ dùng vào ngày “quét kiến” (Quét kiến là ngày cuối cùng, khi hạ rạp, dọn dẹp hội trường cưới).

{keywords}
Vào dịp đầu năm, người dân thường phải đặt hàng chó để phục vụ cho bữa tiệc ngày mùng 4 Tết.

Một người phụ nữ xin được giấu tên chia sẻ, vào mùng 4 Tết, con cháu ở xa về ăn chủ yếu là muốn được thưởng thức thịt chó. Nếu không có, chưa chắc những người đó đã về.

Bà kể: “Tết năm ngoái, có dòng họ làm 20 mâm, chắc muốn đổi khẩu vị nên dùng thực phẩm gà, cá, lợn… nấu cỗ. Mọi người đến thấy không có thịt chó, từ chối khéo, xin phép ra về. Hôm đó, hàng chục mâm cỗ coi như “ế””.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Gia Tứ (60 tuổi) trưởng thôn Yên Trường, chia sẻ: “Yên Trường có khoảng 1.300 hộ dân với 7.000 nhân khẩu. Ước tính ngày mùng 4 Tết cả làng sẽ tiêu thụ hết khoảng 4 tấn thịt chó móc hàm.

Vì ngày này, dòng họ nào cũng mua vài con chó để làm cỗ. Chưa kể, nhiều gia đình tự mua về để ăn và mời bà con, hàng xóm vào buổi chiều. Ngày mùng 4 Tết, làng tôi đông vui không khác gì trảy hội".

“Riêng họ Nguyễn Gia nhà tôi có số khẩu đông nhất thôn, mỗi dịp giỗ chạp cần 30 kg thịt chó móc hàm.

Ngày mùng 4 Tết mọi người trong làng tập trung ra mộ các cụ thắp hương đông nườm nượp. Nhiều khi cung không đủ cầu, không có thịt chó coi như không có cỗ.

Nếu UBND TP.Hà Nội tuyên truyền người dân hạn chế ăn thịt chó thì chúng tôi sẽ thực hiện. Tuy nhiên để bỏ hẳn việc ăn thịt chó ở làng thì rất khó. Với dân làng, thịt chó là nguồn thực phẩm quen thuộc như lợn, gà…”, ông Tứ chia sẻ.

Tai nạn khiến chủ lò mổ chó ‘xanh mặt’, lập tức bỏ nghề

Tai nạn khiến chủ lò mổ chó ‘xanh mặt’, lập tức bỏ nghề

Trong một lần bắt chó cho vào rọ sắt, người mua chó bị con vật này bất ngờ nhảy lên ngoạm thẳng vào mặt. Tai nạn khiến anh ám ảnh đến mức bỏ nghề.

Chủ lò mổ chó lãi đậm bất ngờ tiết lộ nguyên nhân bỏ nghề

Chủ lò mổ chó lãi đậm bất ngờ tiết lộ nguyên nhân bỏ nghề

Mặc dù thu được lợi nhuận cao từ nghề nhưng chủ một số lò mổ chó ở Chương Mỹ, Hà Nội vẫn quyết định giải nghệ, chuyển sang công việc khác.

'Đám tang con chó già' ở Nhật Bản khiến người Việt ngỡ ngàng

'Đám tang con chó già' ở Nhật Bản khiến người Việt ngỡ ngàng

Nhận được thư của bạn, hai hôm sau con trai tôi vội mua vé máy bay sang Nhật để dự đám tang con chó Tô Tô của gia đình người bạn ấy. 

Diệu Bình - Ngọc Trang