Xã Hải Phú (Hải Hậu, Nam Định) là khu vực nổi tiếng được giới buôn đồ cổ cả nước tìm đến.

Ở đây có một số đại gia buôn cổ vật kín tiếng, thường xuyên mua được các đồ quý hiếm. Trong đó phải kể đến chiếc long sàng đế vương của vợ chồng ông Vương Văn Thực.

Lai lịch bí ẩn của chiếc long sàng cổ

Một ngày đầu tháng Tư, phóng viên tìm về nhà của vợ chồng vị đại gia này. Ông Tĩnh (60 tuổi) hàng xóm của ông Thực cho biết: 'Thực bắt đầu buôn cổ vật hơn 25 năm trở lại đây. Ngoài cổ vật, hai vợ chồng còn kinh doanh nhiều ngành nghề khác. Kinh tế thuộc diện khá giả'. 

Đáng tiếc, ông bà Thực vắng nhà, chỉ còn người cháu tên Mai đang trông coi, chăm sóc căn nhà ba tầng.

{keywords}
Gia đình người sở hữu long sàng độc nhất, vô nhị ở Việt Nam

Khi chúng tôi đề cập muốn xem chiếc long sàng đế vương, chị ngần ngại, chia sẻ: ‘Long sàng ở trên tầng ba, ông bà ít cho người lên xem’. Sau một hồi thuyết phục, người phụ nữ này đồng ý dẫn chúng tôi lên tầng.

{keywords}
Long sàng đế vương của vợ chồng ông Thực

Chị Mai cho biết, chiếc long sàng được ông bà Thực mua vào năm 1997 tại Cần Thơ.

Người ta cho rằng đây là chiếc long sàng của một vị vua đời nhà Thanh (Trung Quốc) tặng cho vua nhà Nguyễn. Trải qua nhiều biến cố, long sàng thất lạc ra ngoài dân gian và được mua đi, bán lại qua nhiều đời chủ. Tuy nhiên, đến nay, lai lịch chiếc long sàng vẫn còn là một ẩn số.

Do xa xôi, mọi giao dịch mua bán chiếc giường này đều qua điện thoại. Khi vận chuyển ra Bắc, chiếc giường được tháo tung ra, bọc vải kỹ càng, tránh trầy xước.

Hơn một tuần lễ, chiếc long sàng mới giao đến tay ông bà Thực.

Người cháu này cho biết, chiếc Long sàng được làm hoàn toàn từ gỗ trắc, chiều dài 2,7m và ngang là 1,7m. Trên long sàng nạm 86 viên ngọc trai và cẩn nhiều loại ốc quý hiếm.

Những miếng đá trên giường và toàn bộ ngọc quý đều được xếp theo thuyết ngũ hành tương sinh, tương khắc.

{keywords}
Thành giường được chạm khắc tinh xảo

Vận chuyển đến nơi, ông bà Thực đau đầu tìm cách lắp. Các thợ mộc có tiếng được mời về nhưng đều gặp khó khăn. Vì các miếng gỗ được ghép với nhau theo quy tắc đặc biệt.

Mất nhiều ngày nghiên cứu, cuối cùng một đội thợ mộc cũng lắp thành công chiếc giường cổ.

‘Ông bà nói với tôi, một số chuyên gia về cổ vật từng kiểm tra, xác định tuổi đời của long sàng hơn 200 năm’, chị Mai tiết lộ.

{keywords}
Xung quanh chiếc giường cổ được gắn 86 viên ngọc trai và cẩn các loại ốc quý hiếm

Long sàng cổ và tin đồn chữa bách bệnh

Long sàng đặt trên tầng ba của căn nhà. Căn phòng luôn được khóa trái, hiếm khi mở. Vợ chồng ông Thực không nằm trên chiếc giường cổ này mà dành cho các khách quý của gia đình.

Đường nét trên chiếc long sàng được chạm trổ tinh vi, cầu kỳ. Xung quanh giường có 3 thành, mặt giường có 6 miếng đá với vân đá như lớp mây, xếp chồng lên nhau, trông khá lạ mắt.

{keywords}
Phiến đá lớn trên long sàng, sờ vào có cảm giác lạnh như tuyết

Sờ tay vào 6 miếng đá, dễ dàng cảm nhận được cái lạnh như tuyết chạy dọc sống lưng. Phía sau mỗi miếng đá có khắc một chữ Hán.

Chị Mai chia sẻ thêm, từ khi mua chiếc giường, có nhiều người tìm đến hỏi mua lại. Trong đó, một số người sẵn sàng chi ra vài tỷ để sở hữu chiếc giường độc đáo nhưng ông bà Thực không bán. 

Thời điểm mới mua về, ông bà Thực đặt dưới tầng một nhưng thấy nhiều người dòm ngó, hỏi han, ông bà đã chuyển lên tầng ba.

‘Một phần vì từ khi mua, ông bà làm ăn phát đạt hơn. Một phần bà sợ khó tìm được chiếc giống như vậy. Ông bà buôn bán chỉ là phần nhỏ, quan trọng là sở thích và đam mê sưu tầm đồ cổ’, chị Mai nói.

{keywords}
Nhiều cổ vật có giá trị lớn trưng bày trong nhà ông Thực

Người phụ nữ này cũng khẳng định, tin đồn long sàng có thể chữa bách bệnh là không đúng.

Ngoài long sàng đế vương, ông Thực còn mua được hai chiếc giường cổ khác. Dù không quý hiếm bằng nhưng hai chiếc giường này cũng khá tinh xảo, được vợ chồng ông Thực dùng để ngủ.

{keywords}
Một chiếc giường cổ khác được vợ chồng ông Thực sử dụng cho sinh hoạt nghỉ ngơi

Bí ẩn khu vườn chôn cả tấn vàng ở Hưng Yên

Bí ẩn khu vườn chôn cả tấn vàng ở Hưng Yên

 Từ lâu ở làng Do, TT Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) có nhiều đồn thổi về kho báu bí ẩn nằm dưới lòng đất. Tuy nhiên Chủ tịch UBND thị trấn đã bác bỏ thông tin kể trên.

Diệu Bình - Ngọc Trang