Văn hóa uống: Người Việt thích uống bia cùng nhau bên các hàng quán vỉa hè. Họ ngồi quanh chiếc bàn nhỏ, ăn vài món "finger food" (đồ bốc) như lạc, ốc... Văn hóa uống bia ở Việt Nam mang đậm tính cộng đồng. Do đó, bạn rất hiếm khi thấy người Việt Nam uống bia một mình. |
Người Việt coi việc "uống mảnh" là điều thô lỗ bậc nhất. Tất cả phải uống cùng nhau trong mọi lượt. Bạn đừng quá lo lắng nếu tửu lượng mình không cao. Hiện nay, việc ép uống đã không còn quá phổ biến và bị xem như hành động rất phản cảm. Ảnh: Getty. |
Đá mát lạnh: Ngay cả vào ngày trời rét, người Việt Nam vẫn thích uống bia với những viên đá bên trong cốc. Đá có thể xem như một "cặp bài trùng" không thể tách rời khi uống bia tại Việt Nam. Nhân viên phục vụ cũng luôn có sẵn những âu đá đầy ắp để đem cho khách ngay khi cần. Ảnh: City Pass Guide. |
Một, hai, ba, dô: Đây là câu cửa miệng của đa số người Việt Nam khi ra quán nhậu. Chỉ cần một người bắt nhịp, tất cả sẽ cùng hô theo. Nếu uống bia cùng người Việt, bạn nên hô thật to cùng mọi người. Nhiều người nước ngoài tỏ ra khá bối rối khi lần đầu gặp cảnh này bởi đa số họ chỉ quen với một câu "Cheer" ngắn gọn. Ảnh: Getty. |
100%: Bạn phải cẩn thận nếu nghe được từ "100%" (Trăm phần trăm). Điều này có nghĩa bạn cần uống sạch cốc của mình. Nếu cảm thấy không ổn, bạn có thể thương lượng 50%. Dù điều này có thể khiến nhiều người trong bàn bật cười, bạn vẫn cần kiểm soát giới hạn của mình. Nếu không thể uống tiếp, bạn phải thú nhận sớm trước khi bị kéo vào trận say bí tỉ. Ảnh: Getty. |
Đếm chai: Mục đích uống bia không phải để ganh đua với nhau. Tuy nhiên, một số người vẫn có thói quen giữ chai đã uống hết phía dưới chân. Sau khi tàn tiệc, họ sẽ lôi ra đếm để thể hiện tửu lượng của mình. Ảnh: Getty. |
Hàng trăm đám cưới 6 KHÔNG của thanh niên Ninh Bình
Nếu trước đây, chỉ cần quen biết sơ sơ là đã được mời đi ăn cỗ thì nay khách tới dự lễ cưới ở Yên Khánh, Ninh Bình chỉ dự tiệc trà kéo dài không quá 1 giờ đồng hồ.
Theo Zing