“Có những buổi học, tôi đang dạy thì bỗng một học sinh la hét. Em bắt đầu mất kiểm soát và đập phá mọi thứ xung quanh. Các học sinh khác trong lớp sợ hãi, căng thẳng. Đó là một học sinh bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam trong một buổi học rất bình thường ở lớp của tôi”, bà Hồ Hương Nam (SN 1933, ở An Dương, Tây Hồ, Hà Nội) mở đầu câu chuyện của mình.
Lớp học đặc biệt này có học sinh ở các lứa tuổi, học sinh bé nhất là 10 tuổi, học sinh “già” nhất ở tuổi 40.
“Lớp học không sử dụng bảng đen. Các em là những học sinh mắc tật câm điếc, bị chất độc da cam hoặc thiểu năng trí tuệ… ở mọi lứa tuổi khác nhau nên không thể dạy đồng đều như với các lớp học bình thường khác được”.
Cũng vì vậy, trong quá trình dạy học bà Nam thường bật nhạc nhẹ nhàng như một liệu pháp tâm lý giúp các em bớt căng thẳng.
Lớp học đặc biệt này có học sinh ở các lứa tuổi, học sinh bé nhất là 10 tuổi, học sinh “già” nhất ở tuổi 40.
“Lớp học không sử dụng bảng đen. Các em là những học sinh mắc tật câm điếc, bị chất độc da cam hoặc thiểu năng trí tuệ… ở mọi lứa tuổi khác nhau nên không thể dạy đồng đều như với các lớp học bình thường khác được”.
Cũng vì vậy, trong quá trình dạy học bà Nam thường bật nhạc nhẹ nhàng như một liệu pháp tâm lý giúp các em bớt căng thẳng.
Trước giờ học, các học sinh được ra sân tập vận động bằng các máy tập đặc biệt.
Mọi đồ dùng học tập như sách, vở, bút đến áo đồng phục đều do bà Nam bỏ tiền túi ra mua cho các em. Thứ 6 hằng tuần, bà Nam đều có món quà nhỏ như bánh, kẹo… để động viên học sinh.
Bà chia sẻ thêm: “Người giáo viên mong trò thành đạt là điều hết sức bình thường. Còn tôi chỉ mong các trò của mình có thể đọc thông viết thạo, làm được các phép toán đơn giản để hòa nhập với cuộc sống”.
Mọi đồ dùng học tập như sách, vở, bút đến áo đồng phục đều do bà Nam bỏ tiền túi ra mua cho các em. Thứ 6 hằng tuần, bà Nam đều có món quà nhỏ như bánh, kẹo… để động viên học sinh.
Bà chia sẻ thêm: “Người giáo viên mong trò thành đạt là điều hết sức bình thường. Còn tôi chỉ mong các trò của mình có thể đọc thông viết thạo, làm được các phép toán đơn giản để hòa nhập với cuộc sống”.
Bà Hồ Hương Nam sinh ra và lớn lên ở TP Huế. Năm 1957, bà lấy chồng và theo chồng ra Hà Nội dạy học ở nhiều trường khác nhau. Năm 1979, bà về trường tiểu học Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) giảng dạy được 1 năm sau đó nghỉ hưu.
Năm 1997, sau thời gian làm cộng tác viên dân số ở phường, bà Nam bắt đầu đi vận động một số gia đình có con khuyết tật, thiểu năng trí tuệ hoặc tự kỷ đến lớp của bà.
“Khi gặp các cháu có hoàn cảnh đặc biệt, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Tôi không có tiền nên tôi chỉ biết cho các cháu con chữ. Từ đó, ý định dạy học cho các cháu bắt đầu nhen nhóm trong tôi”, bà Nam chia sẻ.
2 học sinh đầu tiên của bà Nam có tên là Trang (mắc thiểu năng trí tuệ) và Thoa (mắc hội chứng Down).
Năm 1997, sau thời gian làm cộng tác viên dân số ở phường, bà Nam bắt đầu đi vận động một số gia đình có con khuyết tật, thiểu năng trí tuệ hoặc tự kỷ đến lớp của bà.
“Khi gặp các cháu có hoàn cảnh đặc biệt, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Tôi không có tiền nên tôi chỉ biết cho các cháu con chữ. Từ đó, ý định dạy học cho các cháu bắt đầu nhen nhóm trong tôi”, bà Nam chia sẻ.
2 học sinh đầu tiên của bà Nam có tên là Trang (mắc thiểu năng trí tuệ) và Thoa (mắc hội chứng Down).
Khó khăn nhất với bà chính là việc thuyết phục cha mẹ của các em cho con đến lớp. Bà kể: “Khi tôi trình bày ý định của mình, phụ huynh nói một câu khiến tôi không khỏi đau lòng: “Con tôi bị khuyết tật đấy”.
Dường như với họ, trẻ khuyết tật là không còn cơ hội gì trong đời. Điều này khiến tôi không cam tâm. Tôi đến liên tục để vận động họ thay đổi suy nghĩ. Ngày đầu họ tiếp tôi, ngày hôm sau họ từ chối… Ngày đầu tôi đến vào giờ bình thường, ngày hôm sau tôi chọn giờ họ ăn cơm để họ phải tiếp… Cuối cùng họ phải chịu thua”.
Lớp học đầu tiên của bà Nam chỉ có 2 học sinh tại trụ sở tuần tra của cụm dân cư. Nhưng rồi một biến cố lớn ập đến. “Đã có lúc tôi từng muốn buông xuôi”, bà kể. Lần đó, trụ sở tuần tra phải dỡ bỏ để xây dựng nhà văn hóa phường vì vậy bà Nam không còn nơi để duy trì lớp học.
Lúc này đã có 8 học sinh, bà liền lên gặp Trưởng phòng giáo giục quận Tây Hồ để trình bày. “Mỗi lần đến, tôi đều khóc. Tôi nói với họ, tôi có tâm nhưng không đủ lực. Tôi muốn mọi người cùng chung tay giúp các em…”.
Cuối cùng, điều may mắn cũng đến. Bà Nam và các em học sinh được dành riêng một phòng ở Trường THCS An Dương để học tập.
Năm tháng gắn với những học sinh đặc biệt đem đến cho bà Nam nhiều kỷ niệm khó quên. Một lần bà bị tai nạn dẫn đến gãy tay, phải nghỉ dạy. Một ngày, đang nằm trên giường ở nhà để dưỡng bệnh bà thấy một cô học trò của mình đến. Đó là Thoa, cô bé mắc hội chứng Down. Cô bé đứng ở cuối giường nhìn bà bằng ánh mắt buồn rầu rồi hỏi: “Bà ơi, bà có chết không?”.
Dường như với họ, trẻ khuyết tật là không còn cơ hội gì trong đời. Điều này khiến tôi không cam tâm. Tôi đến liên tục để vận động họ thay đổi suy nghĩ. Ngày đầu họ tiếp tôi, ngày hôm sau họ từ chối… Ngày đầu tôi đến vào giờ bình thường, ngày hôm sau tôi chọn giờ họ ăn cơm để họ phải tiếp… Cuối cùng họ phải chịu thua”.
Lớp học đầu tiên của bà Nam chỉ có 2 học sinh tại trụ sở tuần tra của cụm dân cư. Nhưng rồi một biến cố lớn ập đến. “Đã có lúc tôi từng muốn buông xuôi”, bà kể. Lần đó, trụ sở tuần tra phải dỡ bỏ để xây dựng nhà văn hóa phường vì vậy bà Nam không còn nơi để duy trì lớp học.
Lúc này đã có 8 học sinh, bà liền lên gặp Trưởng phòng giáo giục quận Tây Hồ để trình bày. “Mỗi lần đến, tôi đều khóc. Tôi nói với họ, tôi có tâm nhưng không đủ lực. Tôi muốn mọi người cùng chung tay giúp các em…”.
Cuối cùng, điều may mắn cũng đến. Bà Nam và các em học sinh được dành riêng một phòng ở Trường THCS An Dương để học tập.
Năm tháng gắn với những học sinh đặc biệt đem đến cho bà Nam nhiều kỷ niệm khó quên. Một lần bà bị tai nạn dẫn đến gãy tay, phải nghỉ dạy. Một ngày, đang nằm trên giường ở nhà để dưỡng bệnh bà thấy một cô học trò của mình đến. Đó là Thoa, cô bé mắc hội chứng Down. Cô bé đứng ở cuối giường nhìn bà bằng ánh mắt buồn rầu rồi hỏi: “Bà ơi, bà có chết không?”.
Nghe câu hỏi của ngây thơ của đứa trẻ, tôi rơi nước mắt. Tôi hạnh phúc vì không chỉ dạy chữ mà còn giúp Thoa từ một đứa trẻ không có cảm xúc đã dần biết quan tâm đến người khác”.
Một lần khác, vào ngày 20/11 cách đây mấy năm, bà Nam đến lớp thì Thúy, lớp trưởng của lớp học đặc biệt, gọi các bạn đứng dậy. Lần lượt từng đứa trẻ cầm một bông hoa lên tặng cho cô giáo.
Các em nói: “Hôm nay ngày của bà …”. Dù rất bất ngờ, bà Nam vẫn hỏi: “Tiền đâu mà các con mua hoa?”. Những đứa trẻ đó đồng thanh đáp: ‘Chúng con dành tiền ăn sáng”.
‘Tôi dang tay ôm choàng những đứa trẻ nhưng vòng tay tôi không đủ lớn để ôm tất cả vào lòng. Tôi quay mặt đi để che những giọt nước mắt đang rơi. Quãng đời 25 năm đứng lớp chính quy, 15 năm gắn bó với các em đặc biệt chỉ đổi lấy một giây phút này, tôi tự cho bản thân mình thêm một phút yếu lòng”, bà Nam trải lòng.
Một lần khác, vào ngày 20/11 cách đây mấy năm, bà Nam đến lớp thì Thúy, lớp trưởng của lớp học đặc biệt, gọi các bạn đứng dậy. Lần lượt từng đứa trẻ cầm một bông hoa lên tặng cho cô giáo.
Các em nói: “Hôm nay ngày của bà …”. Dù rất bất ngờ, bà Nam vẫn hỏi: “Tiền đâu mà các con mua hoa?”. Những đứa trẻ đó đồng thanh đáp: ‘Chúng con dành tiền ăn sáng”.
‘Tôi dang tay ôm choàng những đứa trẻ nhưng vòng tay tôi không đủ lớn để ôm tất cả vào lòng. Tôi quay mặt đi để che những giọt nước mắt đang rơi. Quãng đời 25 năm đứng lớp chính quy, 15 năm gắn bó với các em đặc biệt chỉ đổi lấy một giây phút này, tôi tự cho bản thân mình thêm một phút yếu lòng”, bà Nam trải lòng.
Không chỉ học sinh, nhiều phụ huynh cũng bày tỏ tình cảm với bà. Những ngày lễ, Tết họ thường đến chúc mừng. “Có lần, một phụ huynh mang giỏ quà đến tặng tôi. Phát hiện bên trong có chiếc phong bì, tôi đã yêu cầu phụ huynh mang về. Tôi không nhận phong bì vì tôi không bán chữ”.
Để duy trì được lớp học, bà đã phải vượt qua không ít khó khăn. “Có những ngày dạy xong, tiền trong túi chỉ đủ mua 3 chiếc bánh mì. Tôi mang về cho 3 con còn mình thì nhịn đói. Trời rét, 4 mẹ con ngồi trong chăn. Thấy mẹ không ăn, các con hiểu ra vấn đề. Mỗi đứa lại bẻ một mẩu đưa cho mẹ…
Chồng mất sớm, một mình nuôi 3 con khôn lớn. Các con bà hiện đều trưởng thành, có người làm đến chức PGS. Dù lo lắng cho sức khỏe của mẹ khi tuổi đã cao nhưng các con đều chưa một lần phản đối tâm nguyện của mẹ với những đứa trẻ đặc biệt.
Đến lớp vào một sáng mùa thu, người phụ nữ ở tuổi 85 cho biết, ngày 20/11, bà không muốn nhận hoa về mình, bà muốn mọi người dùng tiền đó mua sách, vở để hỗ trợ các em học tập.
“Tôi sẽ đứng lớp cho đến khi không còn có thể tiếp tục. Nếu có ai hỏi tôi buồn nhất điều gì, tôi sẽ trả lời là khi ngày đó đến, ngày tôi phải xa các em”, người phụ nữ gốc Huế trăn trở.
Để duy trì được lớp học, bà đã phải vượt qua không ít khó khăn. “Có những ngày dạy xong, tiền trong túi chỉ đủ mua 3 chiếc bánh mì. Tôi mang về cho 3 con còn mình thì nhịn đói. Trời rét, 4 mẹ con ngồi trong chăn. Thấy mẹ không ăn, các con hiểu ra vấn đề. Mỗi đứa lại bẻ một mẩu đưa cho mẹ…
Chồng mất sớm, một mình nuôi 3 con khôn lớn. Các con bà hiện đều trưởng thành, có người làm đến chức PGS. Dù lo lắng cho sức khỏe của mẹ khi tuổi đã cao nhưng các con đều chưa một lần phản đối tâm nguyện của mẹ với những đứa trẻ đặc biệt.
Đến lớp vào một sáng mùa thu, người phụ nữ ở tuổi 85 cho biết, ngày 20/11, bà không muốn nhận hoa về mình, bà muốn mọi người dùng tiền đó mua sách, vở để hỗ trợ các em học tập.
“Tôi sẽ đứng lớp cho đến khi không còn có thể tiếp tục. Nếu có ai hỏi tôi buồn nhất điều gì, tôi sẽ trả lời là khi ngày đó đến, ngày tôi phải xa các em”, người phụ nữ gốc Huế trăn trở.
Ngọc Trang - Diệu Bình - Lê Anh Dũng