- Bố mẹ không chỉ làm gương cho con sống! Bố mẹ cần là người dẫn dắt để những điều tốt đẹp nhất trong con được bộc lộ. Nhưng cần bao nhiêu thời gian để con cái chúng ta học được một điều tốt đẹp?

Phát ngán với kiểu dạy con của bố mẹ Việt

Con chị 4 tuổi rồi vẫn không dám cho cầm cái cốc hay cái bát vì sợ rơi vỡ đâm vào người.

Bỏ gần hết đồ chơi… để dạy con

Đồ chơi được xem như người bạn thân thiết của trẻ nhỏ. Thế nhưng một bà mẹ đã quyết định vứt bỏ nguồn vui đó của con mình bởi tin rằng quá nhiều đồ chơi sẽ khiến các con thiếu tính sáng tạo.

1. Khi con gái tôi 12 tuổi, có một điều khiến tôi vô cùng tức giận: Cháu luôn quên mất việc, sau khi lấy nước sôi ra dùng, phải đổ thêm nước lã vào bình thủy để đun tiếp. Đó chỉ là một việc rất nhỏ, nhưng khiến tôi luôn bị ám ảnh và cáu kỉnh.

Trẻ con có quyền đãng trí. Đây cũng chỉ là một thói quen đểnh đoảng mà thời gian sẽ điều chỉnh giúp cho những đứa trẻ khi chúng lớn lên và tập sống có trách nhiệm. Nhưng việc nhắc đi nhắc lại vài lần khiến tôi có cảm giác, mình bất lực trong việc dạy con.

{keywords}

Bố mẹ cần là người dẫn dắt để những điều tốt đẹp nhất trong con được bộc lộ. (Ảnh minh họa)

Ai trong chúng ta không bất lực khi thấy con trốn đánh răng, trốn gội đầu, trốn gấp quần áo và rửa bát, làm mọi thứ chỉ để đối phó với mẹ?

Tôi có một quyết định. Từ lần thứ ba trở đi, tôi không mắng con mà chỉ nhắc: “Con lại quên đổ nước vào phích điện rồi này!”.

Cho đến một lần tôi nói với con gái:

- Con ạ. Hôm nay con vẫn quên không đổ thêm nước vào đun! Nhưng con có biết, mẹ đã nói đúng một câu này trong suốt hơn một năm qua. Theo con, thì mẹ cần thêm khoảng bao nhiêu thời gian nữa?

Con gái tôi không thể trả lời được câu hỏi ấy. Nhưng từ đó cho tới nay, cháu gần như không bao giờ đãng trí nữa. Tôi đã mất hơn 13 tháng trời chỉ để nói đi nói lại một câu nói. Nhưng tôi biết, con tôi không bao giờ thay đổi vì một (hoặc một nghìn) lời nhắc nhở, nhưng sẽ tự thay đổi khi nhận ra mẹ đã kiên nhẫn như thế nào.

2. Một buổi chiều, khi đang chèo Kayak quanh rìa vịnh Lan Hạ, qua những bãi nuôi ngọc trai, tôi bị lạc phương hướng giữa hàng nghìn hòn đảo Hạ Long, mặt trời sắp lặn, có nguy cơ bị đội cứu hộ cứu nạn đi tìm kiếm. Bỗng dưng trong giây phút hoang mang lo lắng ấy, tôi sửng sốt nhận ra:

Tôi có thể bay dù lượn trên trời, tôi được lướt ván buồm trên mặt hồ, chạy xe phân khối lớn, checking rừng quốc gia, leo vách đá rock-climbing hoặc đu dây cáp giữa hai nóc tòa nhà chọc trời. Nhưng các con tôi đi nhiều nhất là con đường nối giữa cửa nhà tôi và cửa trường học.

Tôi tự hào vì là người đàn bà chinh phục được những môn thể thao mạo hiểm. Nhưng tôi lại tự hào vì đã bao bọc các con tôi cẩn thận trong một cuộc sống rất an toàn.

Tôi đi vạn dặm ra Trường Sa, mũi Cà Mau, bay ra nước ngoài sống bao năm. Các con tôi còn chưa hề được đặt chân tới vườn thú Thủ Lệ, chưa từng vào Bách Thảo (vì tôi nghĩ nó quá đơn điệu tẻ nhạt!), cũng chưa từng đi Công viên nước. Mà ba địa điểm đó đều chỉ cách nhà tôi đôi ba km!

Lúc đó, hai đứa con tôi đã lên 3 và lên 5 tuổi. Nghĩa là, tôi đã bỏ phí 8 năm để nhận ra: Tôi đã đánh mất những thời gian quan trọng để giúp các con khám phá, trải nghiệm cuộc sống theo đúng cái cách mà tôi gọi là Sống!

Trong cuộc sống, có những giá trị được gọi là “cơ hội cao su” và “cơ hội pha lê”. Nếu không đi chơi Bách Thảo hôm nay, mai ta đi cũng được, vậy đó là “cơ hội cao su”. 

Nhưng sinh nhật con, tiếng con gọi đầu đời, chuyến khám phá đầu tiên của con, lần biểu diễn của con trên sân khấu, tấm huy chương đầu đời con có được trong cuộc thi… chính là “cơ hội pha lê”. Nếu chúng ta bỏ lỡ, chúng ta sẽ vĩnh viễn mất, vì nó không bao giờ quay trở lại trong cuộc đời của bạn và cuộc đời của con cái bạn!

3. PIMCO là tên một công ty đầu tư chứng khoán nổi tiếng của Mỹ. Vào ngày 21/1/2014, CEO của công ty là Mohamed El-Erian đã viết câu này trong bức thư từ chức, bỏ thu nhập nhiều triệu đô mỗi năm: “Vì tôi không thể bỏ lỡ những điều tuyệt vời và quý giá trong cuộc đời của con gái bé bỏng!”.

Báo chí Việt Nam thường chỉ nói nhiều về khó khăn của một người mẹ khi phải cân bằng công việc và cuộc sống gia đình. Ít khi chúng ta hiểu, đàn ông cũng rất khó khăn khi phải lựa chọn để cân bằng cuộc sống và mơ ước. CEO của PIMCO là một người cha không muốn bỏ lỡ những “cơ hội pha lê” của con gái!

Tôi cũng đã mang theo những đứa con của mình trong những giải chạy marathon của tôi trong hai năm qua. Tuần trước, hai đứa con tôi vừa hoàn thành giải Red River Runners 2016, cự ly 5km. Ai cũng có thể chạy việt dã cùng con. Chồng tôi tình nguyện cầm máy ảnh chạy theo chụp cho mấy mẹ con chạy việt dã.

Ba đứa con tôi đã từng cùng chạy thử với mẹ trong giải RRR năm 2015. Tuy không có huy chương, nhưng chúng vô cùng hạnh phúc vì được chạy cùng mẹ! Chúng nó nghĩ, mẹ cũng là “cơ hội pha lê” của chúng!

8/1/2017, gia đình chúng tôi lại chạy tiếp trong sự kiện của LDR half-marathon (giải chạy lần thứ hai của Hội những người thích chạy đường dài) tại công viên Yên Sở. Các gia đình có trẻ dưới 13 tuổi khi đăng ký chạy 5km đều được ưu đãi 50% với 100 người đầu tiên! Và cả gia đình cùng chạy, cùng có huy chương giải thể thao đầu đời cho con!

{keywords}

Cho con trải nghiệm thực tế là cách dạy con cực kỳ hay (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên tôi không đăng ký ưu đãi. Tôi đã trả toàn bộ tiền để mua vé cho gia đình tôi. Vì tôi dành suất ưu đãi ấy cho những gia đình lần đầu cho con một “cơ hội pha lê!”

Tôi cũng muốn dành suất ưu đãi ấy cho một độc giả Trang Hạ đang làm mẹ đơn thân. Bạn vừa nhắn tin hỏi tôi, chị ơi, nhà em không có đàn ông, em muốn đưa con trai tham gia thật nhiều những hoạt động cộng đồng có tính chất “nam tính” để cháu có thể trưởng thành một cách hoàn hảo và cân bằng!

Bạn ơi, đây không phải chỉ là một cuộc chạy đầy đam mê thể thao và “nam tính”, nó có thể mở đầu cho một tình yêu, một cộng đồng cởi mở khỏe khoắn và hào sảng. 13 tháng để tạo ra một thói quen tốt, tôi nghĩ đáng để thử. Tôi đã thay đổi sau đúng từng ấy thời gian học hỏi từ nhóm yêu chạy bộ đường dài này. Tôi tin cơ hội ấy là một tình yêu gia đình mở rộng!

'Đánh ghế' dạy con và tư duy sai lầm của mẹ Việt

Con bị vấp cái ghế té, khóc thì đánh cái ghế "cái ghế hư" mà không dạy con cách bước qua chướng ngại vật, tự đứng dậy sau té ngã.

Người Nhật dạy con: Kỳ công trả lại một đồng xu

Người Nhật rèn luyện cho trẻ những giá trị khắt khe từ khi chúng còn nhỏ, như việc tôn trọng tài sản của người khác, dù chỉ là một đồng xu 1 yen.

Trang Hạ