{keywords}
Ngân Hà và mẹ đều chung quan điểm nên ở lại Hàn Quốc thời điểm này. Ảnh: NVCC

Những ngày này, Ngân Hà nhận được tin nhắn tới tấp từ bạn bè, người thân hỏi thăm tình hình ứng phó với Covid-19 trên đất Hàn. Cô hài hước chia sẻ: ‘Mình quá mệt vì trả lời tin nhắn điện thoại, chứ không mệt vì virus corona’.

Vừa hoàn thành 1 năm học tiếng ở ĐH Chosun, theo kế hoạch ngày 9/3 tới, Hà sẽ nhập học chuyên ngành Báo chí truyền thông ở ĐH Nữ sinh Ewha (Seoul).

Nữ sinh người Hà Nội cho biết, cô quay lại Hàn Quốc vào ngày 28/1 sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Thời điểm đó, dịch Covid-19 mới nhen nhóm ở Hàn Quốc, nhưng sau khoảng 3 ngày quay lại ký túc xá, Hà đã nhận được thông báo ‘sơ tán’ khỏi kí túc trường cũ trước khi các bạn sinh viên Trung Quốc quay trở lại cho học kì mới.

Sau đó, lần lượt các trường đại học đưa ra thông báo lùi lịch học từ 28/2 xuống 16/3, huỷ toàn bộ lễ nhập học, lễ tốt nghiệp... ‘Suốt khoảng thời gian này, khi ra đường, mọi người đều đeo khẩu trang và hạn chế đi lại. Mọi sinh hoạt diễn ra bình thường, ngoại trừ việc ‘cháy hàng’ khẩu trang’ - Hà chia sẻ.

Theo dõi trên truyền hình, cô thấy các bệnh nhân lần lượt được đánh số và lịch trình di chuyển của từng người đều được công khai.

‘Sau khoảng thời gian đó, có lúc Hàn Quốc tưởng chừng như đã kiểm soát được dịch thì bỗng dưng xuất hiện trường hợp ‘siêu lây nhiễm’ - bệnh nhân số 31. Nhà thờ đạo Sincheonji ở Daegu cũng là ‘nhân tố’ sáng chói nhất trong toàn bộ đợt dịch này - cũng là khởi nguồn cho đợt bùng phát mới’.

‘Cứ thế mỗi ngày, vào các khung giờ 9h sáng và 5h chiều lại có một lần xác nhận có bao nhiêu bệnh nhân mới, bao nhiêu người tử vong, bao nhiêu người đang được cách ly.... Trước đó, chính quyền còn kiểm soát được, còn đánh số bệnh nhân được, còn bây giờ thì đánh số không nổi luôn. 

Mình không dám nghĩ tới việc chỉ tuần sau thôi, tình trạng quá tải y tế sẽ diễn ra và không còn đủ các thiết bị để hỗ trợ nữa...’.

Hiện đang cư trú ở Gwangju, cách tâm dịch Daegu 200km, Hà cho biết không thể nói rằng dịch không ảnh hưởng tới thành phố của cô, vì vẫn có bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại các bệnh viện lớn ở khu vực cô sinh sống.

Tuy nhiên, ‘so với những thành phố có xác nhận bệnh nhân nhiễm Covid-19 thì Gwangju đang không rơi vào tình trạng quá tải y tế hoặc bị khủng hoảng tới mức mọi người không dám ra đường hay điên cuồng mua đồ ăn tích trữ’.

Hà cho biết, tâm lý mọi người đều lo lắng và hoang mang là điều đương nhiên. Vì thế, các bạn du học sinh hối hả đặt vé về Việt Nam, những người đang ở Việt Nam thì bắt đầu sắp xếp kế hoạch bảo lưu kì học mới để ở lại cho tới khi tình trạng khá hơn.

Nhưng riêng Hà sẽ lựa chọn ở lại Hàn Quốc trong thời điểm này để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người.

‘Mình ở lại và tự cách ly tại nhà trong đợt dịch này, chứ về nước bây giờ cũng bị cách ly, chưa kể đến nguy cơ mang dịch về’.

{keywords}
Ngân Hà chọn ở lại Hàn Quốc và thực hiện các biện pháp bảo vệ nghiêm túc để phòng tránh dịch bệnh. Ảnh: NVCC

Cô cho rằng, không có gì chắc chắn rằng sự di chuyển của mình ra khỏi Hàn Quốc lúc này sẽ là một biện pháp an toàn. ‘Cũng không có gì chắc chắn rằng mình sẽ không mang Covid-19 về Việt Nam. Gia đình và bạn bè mình ngày nào cũng nhắn tin gọi điện hỏi thăm tình hình. Mình ở trong tâm dịch còn không lo lắm thì mọi người không phải lo đâu’ - Hà nhắn gửi tới người thân ở Việt Nam.

Nữ sinh tin rằng khi có việc ra đường, mỗi người tự ý thức đeo khẩu trang, về tới nhà rửa tay sạch sẽ là có thể đảm bảo tương đối việc phòng dịch.

Trước quyết định ở lại Hàn Quốc của con gái, chị Nguyễn Thu Lương cho biết, chị hoàn toàn ủng hộ con. ‘Đã 3 tuần nay, con ở nhà của cô giáo. Ở khu vực của con, dịch bệnh cũng chưa có gì đáng lo ngại. Hai mẹ con thống nhất với nhau là không về Việt Nam trong thời điểm này vì quá trình di chuyển trên phương tiện công cộng cũng rất nguy hiểm’.

Cuộc sống du học sinh Việt ở tâm dịch Hàn Quốc

Cuộc sống du học sinh Việt ở tâm dịch Hàn Quốc

Sống ở ngay tâm dịch Daegu, Lợi cho biết cuộc sống của bản thân và người dân có những ảnh hưởng rõ rệt. 

Nguyễn Thảo