Rạng sáng 28/7, những người yêu thiên văn ở các tỉnh Thừa thiên Huế và trở vào Nam Bộ đã có một đêm thức trắng để ngắm nguyệt thực.

Xem video: Cận cảnh mặt trăng bị nuốt - hình ảnh do nhóm yêu thiên văn Trà Vinh ghi được

Cận cảnh mặt trăng bị nuốt - nguyệt thực ở Trà Vinh

Rạng sáng 28/7, những hình ảnh nguyệt thực được chính người yêu thiên văn và Hội thiên văn học chụp lại.

{keywords}

Nguyệt thực một phần. Ảnh: Xuân Vũ

 

{keywords}
Nguyệt thực tại Châu Âu do độc giả Tùng Lâm chụp. Anh quê Hải Phòng nhưng hiện sống ở Thụy Điển. Tùng Lâm hồ hởi nói: "Bên mình xem rất rõ, thấy các bạn ở Việt Nam hào hứng với hiện tượng này nên mình gửi một bức ảnh góp vui trong Hội yêu thiên văn".

 

{keywords}
Nguyệt thực toàn phần. Ảnh: Phạm Quân

 

{keywords}

Hình ảnh mờ ảo của mặt trăng ở Vũng Tàu. Ảnh: Phan Bá.

 

{keywords}
Hình ảnh diễn biến mặt trăng bị "ăn" hoàn toàn của tác giả Nguyễn Hoàng Trung ở TP.HCM.

 

{keywords}
Trăng đẹp mê hồn tại tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trần Trọng Nhân.

 

{keywords}
Độc giả Trần Trọng Nhân chia sẻ: "Tôi cài đặt máy ảnh, chuẩn bị đón nguyệt thực từ khá sớm. Ảnh: Trần Trọng Nhân.

 

{keywords}
Các bạn trẻ yêu thiên văn tỉnh Bạc Liêu chuẩn bị đón nguyệt thực đặc biệt nhất thế kỷ 21. Ảnh: Phương Hà.

 

{keywords}
"Hiện tượng nguyệt thực không gây ảnh hưởng cho mắt người xem nhưng nếu sử dụng kính viễn vọng và thiết bị chuyên dụng, việc quan sát sẽ thú vị hơn" - một người trong nhóm yêu thiên văn ở Bạc Liêu nói. Ảnh: Hà Phương.

 

{keywords}
Thiết bị quan sát nguyệt thực hiện đại của độc giả Duy Trần ở tỉnh Cà Mau. Ảnh: Duy Trần.

 

{keywords}
Ở Kiên Giang, độc giả Thi Thông cùng các bạn tập chung, xem trên sân thượng. Ảnh: Thi Thông.

 

{keywords}
Một số người bạn của Thi Thông còn mang chăn, chiếu lên sân thượng ngủ từ sớm. Đợi đến 00 giờ sẽ dậy xem. Ảnh: Thi Thông.

 

{keywords}
Một người yêu thiên văn may mắn chụp được cả sao băng. Ảnh: Phạm An

 

 

{keywords}
Trăng ở tỉnh Bến Tre. Ảnh: Út Duy (Cẩm Tú).

 

{keywords}
Mặt trăng bắt đầu bị che khuất ở TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Tâm.

 

{keywords}
Trong khí đỏ bạn Rika Chan ở Quy Nhơn tiếc nuối vì bầu trời dày đặc mây mù, không quan sát được nguyệt thực. Ảnh: Rika Chan.

Lịch trình chi tiết của hiện tượng nguyệt thực rạng sáng 28/7

Lịch trình chi tiết của hiện tượng nguyệt thực rạng sáng 28/7

Lịch trình của hiện tượng Nguyệt thực sẽ bắt đầu từ 00 giờ 14 phút cho đến 06 giờ 28 phút rạng sáng 28/7.

4 điểm ở Việt Nam có thể ngắm nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ

4 điểm ở Việt Nam có thể ngắm nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ

Vì thời tiết, không phải nơi nào ở Việt Nam cũng có thể quan sát được nguyệt thực toàn phần và mưa sao băng Delta Aquarids rạng sáng 28/7. Lên kế hoạch du lịch 4 nơi này ngay thôi!

Giới trẻ Việt háo hức đón mưa sao băng và nguyệt thực dài nhất thế kỷ

Giới trẻ Việt háo hức đón mưa sao băng và nguyệt thực dài nhất thế kỷ

Hàng nghìn bạn trẻ trên khắp cả nước đang lên kế hoạch xem mưa sao băng và nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ vào đêm nay.

Diên Vỹ - Hoàng Tuân