1. Trẻ ngày càng ít nói, tính cách hướng nội
Hầu hết những đứa trẻ cá tính đều thích khám phá những điều mới. Nhưng sau khi bị bố mẹ mắng nhiều lần, trẻ sẽ dần trở nên thu mình, thường ở một mình trong góc và không tiếp xúc nhiều với người khác.
Nếu cha mẹ mắng con quá nhiều khi trẻ làm sai, trẻ sẽ sợ hãi và nghĩ rằng cha mẹ rất không hài lòng với mình. Theo thời gian, trẻ sẽ không còn quan tâm đến những điều mới và tính cách của trẻ sẽ dần trở nên hướng nội.
2. Không dám đối mặt với khó khăn
Tiếng gào thét là một sự răn đe đối với trẻ. Cha mẹ làm điều này với hy vọng sẽ ngăn chặn hành vi tinh nghịch của trẻ, nhưng trong thực tế, điều này chỉ có tác dụng ngược lại.
Về lâu dài, trẻ sẽ không muốn đối mặt với cha mẹ khi gặp phải vấn đề. Điều đầu tiên chúng nghĩ đến khi gặp phải vấn đề trong cuộc sống là chạy trốn, thay vì đối mặt với nó một cách tích cực.
3. Tâng bốc người khác
Sự khiển trách nặng nề sẽ để lại vết sẹo trong lòng trẻ và đứa trẻ sẽ nghĩ rằng cha mẹ ghét mình. Kết quả là, trẻ sẽ cố gắng làm hài lòng cha mẹ, và một khi đã hình thành thói quen, chúng sẽ đối xử với người khác theo cách tương tự. Dần dần, trẻ sẽ trở thành người xu nịnh.
Cha mẹ nên giáo dục con cái như thế nào cho đúng?
1. Hòa đồng với trẻ
Cha mẹ phải chú ý đến cảm xúc của mình khi giao tiếp với con cái và đừng đặt mình ở vị trí cao hơn để phán xét. Một mối quan hệ bình đẳng có lợi hơn cho việc hòa hợp giữa cha mẹ và con cái.
Việc đứng ở quan điểm của trẻ cũng giúp bố mẹ tránh được một số mâu thuẫn một cách hiệu quả. Đối diện với thái độ đúng mực của cha mẹ, trẻ sẽ tự nhiên ngoan ngoãn hơn.
2. Nói chuyện bình tĩnh
Trong quá trình giao tiếp, một thái độ bình tĩnh là quan trọng nhất. Nhiều điều có thể được giải quyết bằng cách thảo luận về chúng đúng cách, nhưng lời trách mắng của cha mẹ sẽ khiến mọi thứ tồi tệ hơn.
Nếu cha mẹ có thể kiểm soát cảm xúc của mình đồng thời cho phép con cái họ tham gia vào cuộc trò chuyện với tâm thế bình yên, hai bên có thể thảo luận vấn đề cùng nhau từ đó chủ động đối mặt, giải quyết mọi việc.
Bằng cách này, bạn có thể giao tiếp với trẻ và giải quyết được vấn đề mà không gây ra tâm lý nổi loạn ở trẻ.
3. Hiểu biết và tôn trọng trẻ
Cha mẹ và con cái có những nhận thức khác nhau về thế giới, điều này sẽ dẫn đến những khác biệt giữa hai người trong cuộc sống.
Để có thể hiểu trẻ, cha mẹ hãy xem xét vấn đề ở góc nhìn của trẻ. Từ đó, cha mẹ thảo luận với trẻ và dạy trẻ suy nghĩ, cảm nhận từ quan điểm của người khác. Giao tiếp dựa trên sự hiểu biết và tôn trọng là chìa khóa giải quyết được rất nhiều vấn đề một cách hiệu quả.
Nhà tâm lý học chia sẻ 7 lời khuyên giúp trẻ nhỏ ngủ một mình
Trang Bright Side đăng tải lời khuyên của các nhà tâm lý học để giúp các bậc cha mẹ tạo thói quen ngủ một mình cho con nhỏ.
Linh Giang (Theo Sina)