Tại Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc, Chu Mạnh Huân kiếm sống bằng nghề thổi sáo và chơi một vài loại nhạc cụ. Anh ít nói, ít giao tiếp với hàng xóm, chỉ thỉnh thoảng đi mua bánh mì, nước và thuốc lá từ một cửa hàng nhỏ.

Người xung quanh nhìn thấy đều nói, anh là một người kỳ quái. “Rõ ràng là đàn ông, nhưng lại mặc đồ của phụ nữ”.

Không ai biết rằng việc làm này của anh liên quan đến người mẹ năm nay 91 tuổi.

{keywords}
Chu Mạnh Huân và mẹ

Chu Mạnh Huân hiện 62 tuổi. Cuộc đời của anh vốn không bằng phẳng. Thuở nhỏ, Mạnh Huân không được học hành nhiều, phải rời quê đến Quế Lâm làm thuê. Năm 1994, sau khi sinh con trai, vợ anh qua đời vì băng huyết, để lại cho anh 2 đứa con thơ.

Để có tiền nuôi con, Mạnh Huân làm rất nhiều công việc từ công nhân xây dựng, công nhân ở trang trại lợn đến tài xế lái xe, công nhân khai thác đá.

Khi các con đã khôn lớn, những tưởng cuộc sống của anh được an nhàn hơn không ngờ năm 2010, sau một vụ tai nạn, mẹ anh bị gãy chân. Từ đó bà không thể tự chăm sóc cho mình được nữa. Mạnh Huân quyết định bỏ hết việc, đón mẹ về chăm sóc.

Mạnh Huân có một anh trai và một em gái. Nhưng em gái anh đã qua đời do trọng bệnh. Anh trai sống ở Hồ Nam, hàng tháng chỉ gửi một ít tiền sinh hoạt cho mẹ.

Để có tiền thuê nhà, trả tiền nước, tiền điện, tiền sinh hoạt cho mình và mẹ, Mạnh Huân tự học thổi sáo, chơi đàn nhị và các nhạc cụ khác rồi đi biểu diễn, kiếm tiền.

Mỗi buổi biểu diễn, Mạnh Huân đều phải đưa mẹ đi cùng, vì bà không thể ở một mình.

Nhưng điều tồi tệ là, khi bệnh của mẹ ngày càng trầm trọng thì bà càng đãng trí. Bà quên tất cả mọi thứ, chỉ nhớ duy nhất cô con gái đã mất của mình. “Tôi nhớ con gái tôi, khi nào con gái tôi mới về”, là câu bà thường xuyên thốt ra.

Mạnh Huân hiểu rằng, việc con gái đã qua đời nhiều năm trước là nỗi đau khắc sâu trong tim của mẹ.

“Năm 1987, em gái tôi chưa đầy 20 tuổi, chưa lập gia đình nhưng lại mắc bệnh ung thư máu. Gia đình đã tìm mọi cách vẫn không chữa khỏi được cho em. Ngày em ra đi, mẹ là người ở cạnh, chứng kiến em từ từ nhắm mắt lìa xa cõi đời”, Mạnh Huân nhớ lại.

Kể từ ngày đó, mẹ anh đã mắc bệnh thần kinh không bình thường, hết lần này đến lần khác bà bỏ nhà đi tìm con gái.

Một lần Chu Mạnh Huân nghe một bác sĩ già người Trung Quốc nói: "Hãy để một người giống như em gái anh xuất hiện trước mặt bà, có thể bệnh tình của bà sẽ thuyên giảm".

Mạnh Huân không thể tìm được một người như vậy, vì thế anh quyết định mặc váy, trang điểm một cách nguệch ngoạc và giả vờ như em gái của mình rồi đi đến trước mặt mẹ. Anh cất tiếng: “Mẹ ơi, con gái của mẹ đã về đây”.

Thật bất ngờ, mẹ anh thật sự nghĩ rằng con gái đã về bên cạnh. Bà nở một nụ cười thật tươi, sức khỏe cũng khá hơn.

Sau đó, bất cứ khi nào mẹ bị ốm, Mạnh Quân lại mặc bộ quần áo phụ nữ và giả làm em gái để mẹ được vui.

{keywords}
Sau khi mẹ bị gãy chân, bệnh tuổi già trở nên trầm trọng, Mạnh Huân đón mẹ về chăm sóc.

Đến khi mẹ bị gãy chân, anh mới biết rằng bệnh mất trí nhớ của mẹ đã rất nghiêm trọng. Từ đó, Mạnh Huân chỉ mặc quần áo của phụ nữ thay vì quần áo của nam giới. Một là để tiết kiệm tiền mua quần áo, hai là anh muốn làm cho mẹ hài lòng nhất có thể.

Dần dần, tình trạng của mẹ anh thực sự được cải thiện, bà có thể uống nhiều nước cam mỗi ngày và nằm trên giường xem kịch một cách thoải mái.

Bằng cách này, Chu Mạnh Huân đã đóng hai vai, và đã mặc trang phục phụ nữ trong hơn 20 năm qua.

Khi câu chuyện của anh được biết đến và lan truyền trên mạng, hàng triệu người Trung Quốc đã rơi nước mắt. Họ xúc động vì tấm lòng hiếu thảo của anh dành cho mẹ.

Biết anh khó khăn về tài chính, nhiều cư dân mạng đã quyên góp gửi cho anh tiền, đồ dùng sinh hoạt, quần áo và cả xe ba bánh để tiện việc đưa mẹ anh đi muôn nơi.

Linh Giang (Theo Sohu)

Chuyện xúc động phía sau hộp cơm cha chuẩn bị cho con gái đi chạy thận

Chuyện xúc động phía sau hộp cơm cha chuẩn bị cho con gái đi chạy thận

Trong lúc lọc máu, chạy thận, Linh giới thiệu hộp cơm xinh xắn đầy đủ cơm, canh, trái cây do ba cô chuẩn bị. Câu chuyện phía sau hộp cơm đặc biệt ấy khiến nhiều người xúc động, rơi nước mắt.