Với sự lây lan của chủng virus corona mới, một vài thói quen sống của người Nhật giờ đây cũng bị thay đổi. Ở nhà nhiều hơn và sự mâu thuẫn trong cách nhìn nhận về đại dịch, đang khiến mối quan hệ của các cặp vợ chồng trở nên căng thẳng.

Nhưng một dịch vụ vừa xuất hiện để giúp họ cứu vãn hôn nhân của mình, sau những ngày tù túng vì phải cách ly tại nhà.

Sau khi khái niệm ‘ly hôn corona’ xuất hiện trên phương tiện truyền thông vào đầu tháng 4, Kasoku - một công ty có trụ sở tại Tokyo - đã cung cấp một dịch vụ cho thuê phòng ngắn hạn dành cho những người muốn có không gian riêng, thay vì phải sống chung với gia đình mình.

‘Mục tiêu của dịch vụ là ngăn chặn việc ly hôn’, Kosuke Amano, phát ngôn viên của công ty cho biết. ‘Chúng tôi giúp các cặp vợ chồng có không gian riêng để suy nghĩ về hôn nhân của họ, cũng như giúp họ có thể làm việc từ xa’.

{keywords}
Căn phòng nghỉ 'trú ẩn' dành cho những người đang bị 'stress' trong hôn nhân khi ở nhà tránh dịch bệnh.

Kể từ khi tình trạng khẩn cấp được ban bố trên toàn nước Nhật hôm 16/4, những bài đăng trên mạng xã hội với hashtag ‘#coronarikon’ (dịch: ly hôn corona) thể hiện sự thất vọng về bạn đời cũng xuất hiện nhiều hơn. Lý do là vì các cặp vợ chồng có nhiều thời gian bên nhau hơn nên đã phát sinh ra nhiều mâu thuẫn.

‘Chồng tôi đến trung tâm Tokyo bằng tàu hoả, anh ấy không rửa tay hay đeo khẩu trang. Điều này khiến các biện pháp phòng tránh cho lũ trẻ trở nên vô nghĩa’, một người dùng mạng xã hội viết, với hashtag ‘#coronarikon’.

Một người khác thì chia sẻ trên Twitter: ‘Chồng tôi có vẻ thờ ơ với đại dịch, trong khi tôi lại hết sức lo lắng. Tôi không muốn sống cùng một người như vậy. Đây là ‘coronarikon’.

Kasoku, hiện điều hành 500 phòng nghỉ trên toàn quốc, đã mở riêng trang web (https://corona-rikon.com/) để cung cấp dịch vụ ‘nơi ẩn náu tạm thời’ cho các cặp vợ chồng.

Ý tưởng này xuất phát từ chính kinh nghiệm thực tế của vị chủ tịch, khi ông chia tay với người bạn gái mà ông đang sống cùng. Và nó cũng cho phép công ty lấp đầy các phòng trống do số lượng khách du lịch giảm xuống đáng kể trong đại dịch.

Rika Kayama, một bác sĩ tâm thần, cũng là giáo sư tại Đại học Rikkyo, nói: ‘Điều tôi thường nghe là sự khác biệt của các cặp vợ chồng trong cách họ nhìn nhận và phản ứng với virus. Trong khi một số bà vợ coi vấn đề là nghiêm trọng, đe doạ tới tính mạng thì các ông chồng lại có xu hướng coi nhẹ’.

Kasoku bắt đầu dịch vụ vào ngày 3/4 và nhận được khoảng 100 cuộc gọi hỏi thăm, hơn 20 người đã đăng ký để ở lại nhiều tháng, thường trong độ tuổi từ 30-50. Các căn phòng được trang bị đầy đủ nội thất cùng với wifi, hiện đang sẵn sàng đón khách ở Tokyo, Osaka, Kyoto và Fukuoka. Giá cho mỗi đêm là khoảng 4.400 Yên (gần 1 triệu đồng) và khoảng 90.000 Yên/tháng (gần 20 triệu đồng).

Luật sư Eri Mizutani, người chuyên xử lý các vụ ly hôn cho rằng, các cặp vợ chồng không nên vội vàng trong việc đệ đơn ly hôn, thay vào đó cô khuyến khích họ đoàn kết lại để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

‘Đưa ra một quyết định lớn như ly hôn có thể vội vã vào thời điểm này’, cô nói. ‘Tại sao chúng ta không cố gắng duy trì mối quan hệ vợ chồng cho đến khi virus được kiểm soát hoàn toàn’.

Cuộc đời công chúa duy nhất của nhà vua Nhật: Nỗi cô đơn được báo trước

Cuộc đời công chúa duy nhất của nhà vua Nhật: Nỗi cô đơn được báo trước

Nhiều bé gái mơ ước được là công chúa, nhưng với công chúa Aiko của Nhật Bản thì việc trở thành thành viên hoàng gia dường như là một trải nghiệm báo trước sự cô đơn.  

Nguyễn Thảo (Theo Kyodo News)