Hơn một tháng nữa là tết Nguyên Đán, lòng tôi đã nóng như lửa đốt. Chồng tôi chính thức thất nghiệp. Giờ anh chạy việc vặt kiếm vài đồng bạc rồi loanh quanh ở nhà đưa đón con cái đi học.
Trước đây, cuối năm chồng tôi đều được thưởng trên 100 triệu đồng. Tùy theo các dự án xây dựng công ty thầu được. Thu nhập của tôi không cao lắm, khoảng 10 triệu là tối đa nhưng với khoản thưởng lớn của chồng, Tết đến, tôi thoải mái chi tiêu.
Đang làm ăn ngon lành, sếp chồng tôi dính vào một số dự án vi phạm pháp luật, công việc đình trệ, nợ lương nhân viên nửa năm không trả rồi tuyên bố phá sản.
Chồng tôi cũng có một số khoản đầu tư thua lỗ, nợ đầm đìa, bán ô tô trả nợ ngân hàng. Tết này, mọi vấn đề biếu xén, đối nội, đối ngoại, mua sắm phụ thuộc vào thu nhập eo ẹp của tôi. Chưa kể chủ nợ ráo riết đến nhà đòi tiền, tôi phải rút sổ tiết kiệm, vay mượn lung tung, trả bớt nợ cho yên cửa yên nhà.
Tôi dự tính năm nay chỉ biếu nội ngoại, mỗi bên 1 triệu, chúc Tết thầy cô giáo các con 1 triệu. Còn đâu tôi đóng tiền học, sắm ít đồ làm mâm cơm cúng. Mọi thứ tôi tối giản hết mức có thể.
Đang đau đầu, trằn trọc vì lo nghĩ, tôi lại nghe tin sét đánh ngang tai.
Mẹ chồng sang chơi, bà kể, Tết có dự đi du lịch nước ngoài cùng bác Phú. Bố chồng tôi mất đã lâu, gần đây mẹ chồng tôi chung sống với bác Phú đó, hai người đỡ đần nhau lúc tuổi già.
Nghĩ bà có người bầu bạn, quan tâm, vợ chồng tôi ủng hộ, coi bác như người thân trong gia đình.
Theo mẹ chồng, chi phí công ty bán tour đưa ra cho chuyến đi là 30 triệu/2 người, thêm tiền mua sắm, ăn tiêu, tổng cộng là 50 triệu đồng. Mẹ chồng đề xuất, Tết năm nay vợ chồng tôi không phải biếu quà cáp mà tặng bà chuyến du lịch này.
Tình cảnh gia đình đang bi đát, khó khăn, tôi khuyên: ‘Kinh tế vợ chồng con khó khăn, nợ nần chồng chất, chồng con thất nghiệp mấy tháng, chưa có điều kiện cho mẹ đi du lịch nước ngoài. Mẹ tạm hoãn, sang năm khấm khá hơn, con cho mẹ đi nhé’.
Lâu nay, tình cảm mẹ chồng nàng dâu của tôi chỉ ở mức bình thường, không tình cảm. Thấy con dâu từ chối, bà thay đổi thái độ, mặt nặng mày nhẹ rồi đùng đùng bỏ về. Bà cho rằng tôi keo kiệt, giả nghèo, giả khổ để không phải bỏ tiền ra.
Không hiểu nghe mẹ than thở gì mà tối về, chồng tôi gắt gỏng, tỏ ra khó chịu với vợ. Anh trách tôi hỗn hào, bất kính với mẹ chồng. Anh bảo nợ nần ngập ngụa nhưng vài chục triệu vẫn có thể xoay sở, biếu mẹ được.
‘Tôi ra ngoài làm ăn, mang tiền về đưa cô giữ hết. Cô ăn trắng mặc trơn, giờ có chuyến du lịch cũng tiếc mẹ’, chồng nói đầy bực tức.
‘Em không tiếc mẹ nhưng tiền bạc tiết kiệm, rút gần hết trả nợ cho anh, còn 50 triệu, em phòng khi ốm đau, con cái học hành. Mẹ không đi chơi năm nay thì năm sau cũng khác gì đâu’, tôi đáp trả.
Bất chấp mọi lời nói của vợ, chồng tôi vẫn nằng nặc đòi biếu mẹ số tiền đó. Bao khó khăn chưa giải quyết xong, giờ thêm gia đình lục đục, tôi thấy kiệt quệ thể xác và tinh thần quá!
Em chồng 3 năm liền về ăn Tết nhưng không chi tiền, chỉ hạch sách
Tôi về nhà chồng 4 năm thì 3 năm chứng kiến em chồng đưa 2 con về ăn Tết cùng bố mẹ đẻ. Nhưng năm nào cũng vậy em chỉ hạch sách mà không chịu chi ra bất cứ đồng tiền nào.
Độc giả M.T