{keywords}
Cô giáo Lan Anh trong một buổi lên lớp.

Chỉ cao 1m30, lưng cong gập như con tôm nhưng 20 năm qua, cô giáo Lê Thị Lan Anh (SN 1976, Chương Mỹ, Hà Nội) đã dùng chính nghị lực của mình, truyền lửa đam mê học tiếng Anh cho biết bao thế hệ học trò.

Lịch dạy học hàng ngày của cô giáo Lan Anh từ thứ hai đến thứ sáu, riêng cuối tuần dạy học sinh tiểu học. Các em nhỏ thường nghịch hơn nên ngoài dạy học, thi thoảng chị cũng tạo một số cuộc thi tiếng Anh nho nhỏ, khuyến khích học trò. 

{keywords}
Bố mẹ cô giáo Lan Anh.

Chứng kiến con gái hạnh phúc bên học trò, bà Đỗ Thị Lan (64 tuổi - mẹ cô Lan Anh) rớm nước mắt.

Năm 1976, vợ chồng bà Lan sinh chị Lan Anh. Quá trình mang thai, bà hoàn toàn khỏe mạnh. Nào ngờ, khoảnh khắc con lọt lòng mẹ, bác sĩ nói: ‘Chị bình tĩnh nhé. Con bé xinh xắn nhưng ông trời không cho cháu được hoàn hảo’. Linh tính có chuyện chẳng lành, bà đòi xem mặt con. Trước mắt bà là đứa trẻ sơ sinh bé xíu, nặng khoảng 2kg, lưng cong, tay chân quặp vào. 

Vợ chồng bà Lan bế con đi khắp nơi chữa trị. Đến đâu, bác sĩ cũng lắc đầu. Vào bệnh viện Bạch Mai, họ được tư vấn mổ để tìm hiểu nguyên nhân khiến con bị như vậy.

Trước khi mổ, phía bệnh viện yêu cầu gia đình kí giấy cam kết vì trong quá trình phẫu thuật, có thể có biến chứng. Bà Lan ôm con vào lòng, muốn xé nát bản cam kết đó.

‘Tôi bảo chồng, không cần mổ nữa, con thế nào mình vẫn yêu quý, nhỡ may con làm sao, mình lại ân hận’, bà Lan nói.

Cứ thế, đứa bé năm xưa lớn lên bằng sự chắt chiu của bố mẹ, bà nội. Mọi người thay phiên nhau nắn bóp, tập vận động cho tay chân chị thẳng ra.

Cũng may, cơ thể khiếm khuyết nhưng trí tuệ chị Lan Anh vẫn bình thường. Đến tuổi đi học, bà nội kiên nhẫn cõng chị đến trường. Ánh mắt kỳ thị từ những người bạn, đôi khi làm chị thấy tủi hờn. Nhưng khi ngồi vào học, chị lại thấy phấn chấn hơn.

Năm học lớp 9, niềm vui duy nhất ấy bỗng chốc tan biến khi sức khỏe của chị suy yếu, đành phải nghỉ giữa chừng…

20 năm thắp lửa tri thức

Chuỗi ngày dài nằm trên giường bệnh, chị Lan Anh cảm thấy bi quan về cuộc đời. Một lần chị nghe đài, thấy có chương trình học tiếng Anh qua sóng FM, chị tự ghi lại những từ mình nghe được. Cứ thế, những bài học trên sóng phát thanh mở ra cho chị một chân trời mới.

Sau vài năm dưỡng bệnh, nhờ bố mẹ chăm sóc, sức khỏe dần ổn định, chị xin xuống Hà Nội ở nhờ nhà bác, học thêm ngoại ngữ. Mỗi tuần, gia sư về kèm riêng cho chị 2 buổi.

Học được một thời gian, chị xin nghỉ, về nhà tự nghiên cứu sách vở.

Mỗi ngày, chị ra trông hàng tạp hóa giúp mẹ, vừa ôm sách học. Mỗi một từ mới, chị học hàng chục lần, viết vào vở chưa thuộc, chị ghi vào giấy dán lên tường, bao giờ nhớ mới thôi.

Chị cho biết, với chị, khó khăn nhất khi học tiếng Anh là kĩ năng phát âm và nghe. Để luyện nghe - nói, chị mua băng về nghe không biết bao nhiêu lần, đến nỗi, băng méo cả tiếng.

Khoảng những năm 2000, Internet phát triển, chị có điều kiện tiếp cận với nhiều phương tiện học tiếng Anh hơn, các kĩ năng nhờ đó mà tiến bộ. 'Tôi nghĩ, kiến thức mình học được như hạt cát nhỏ giữa sa mạc, càng nghiên cứu, càng thấy nhiều cái mới bổ ích. Nếu không ngừng học tập, bản thân sẽ bị thụt lùi’, cô giáo sinh năm 1976 bộc bạch.

Nhân duyên đưa chị Lan Anh đến với nghề dạy học là từ những đứa trẻ hàng xóm. Mỗi lần các em sang chơi, chị hướng dẫn các em học tiếng Anh. Phụ huynh thấy con mình học tiến bộ, người này mách người kia, họ đưa con đến lớp ngày một đông.

{keywords}
Cô Lan Anh cắt móng tay cho học trò trong giờ giải lao.

Chị Nghiêm Thị Hồng - phụ huynh học sinh, cũng là hàng xóm, có 3 đứa con học ngoại ngữ ở lớp cô Lan Anh cho biết, hiện các con chị đã tốt nghiệp đại học và đều thành đạt.

'Ban đầu cô dạy miễn phí, sau tôi thuyết phục mãi, cô mới đồng ý nhận vài chục nghìn, đủ trả tiền điện, nước. Học sinh khó khăn, khuyết tật, cô không thu tiền’, chị Hồng nói.

Trong số các học sinh từng theo học, cô giáo Lan Anh vẫn nhớ như in kỉ niệm về cô trò nhỏ, mỗi buổi đến lớp đều đặt vào tay chị chiếc bánh, chiếc kẹo và nói: ‘Con để phần cô', hay có em quý mến cô giáo, hôm nào tan học cũng nán lại ôm cô thật chặt, bày tỏ tình cảm.

Những hành động của các em dù nhỏ bé nhưng đủ để chị có động lực, tiếp tục công việc giảng dạy.

{keywords}
Người phụ nữ tật nguyền đã viết cho cuộc đời mình một câu chuyện đẹp.

Sức khỏe yếu kém do thể trạng khuyết tật bẩm sinh nhưng cô giáo Lan Anh khẳng định, sẽ học thêm, nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình để về truyền thụ cho học trò. 

Năm 2019, cô giáo Lan Anh vinh dự được CT UBND huyện Chương Mỹ và CT UBNC TP Hà Nội biểu dương, trao bằng khen về gương 'Người tốt, việc tốt'. Cũng trong năm này, cô được vinh danh tại lễ trao giải thưởng KOVA với hạng mục 'Sống đẹp' vì nghị lực sống của mình. 


Bà chủ 110 phòng trọ ở Sài Gòn và bài học dạy 6 con 'nên người'

Bà chủ 110 phòng trọ ở Sài Gòn và bài học dạy 6 con 'nên người'

20 năm trước, vợ chồng bà Thành bán đất được ngàn cây vàng. Nhưng cả 6 người con không ai đòi hỏi một đồng. Số tiền đó, ông bà xây nhà trọ, giúp đỡ những người xa quê.  

Diệu Bình