{keywords}
Ibrahim - một người tị nạn tới từ Mali - nhìn từ phòng khách sạn ra nhà thờ Sacre Coeur (Paris). Ảnh: Reuters

Khi đại dịch Covid-19 chưa ập đến, khách sạn Avenir Montmartre (ở Pháp) là địa điểm hút du khách vì nó có tầm nhìn hướng ra tháp Eiffel và nhà thờ Sacre Coeur. Nhưng Covid-19 đã khiến khách sạn này có những vị khách đặc biệt hơn. Họ mở cửa chào đón những người vô gia cư.

Ban quản lý khách sạn đã bàn giao các phòng ở cho tổ chức từ thiện cho người vô gia cư Emmaus Solidarite trong vòng 1 năm. Tổ chức này hiện dùng các phòng làm chỗ ở cho những người đang hằng ngày phải ngủ ngoài đường phố.

Nếu không được ngủ trong khách sạn Avenir, Ibrahim – một người tị nạn đến từ Mali sẽ phải nằm trên sàn bếp của những nhà hàng mà anh được thuê công việc thời vụ hoặc ngủ ngoài trời.

“Khi mới đến Paris, tôi không quen ai cả. Tôi chỉ quanh quẩn ở khu nhà tạm. Thỉnh thoảng, tôi ngủ trong bếp của nhà hàng hoặc bên cạnh thùng rác” – anh nói.

“Có những ngày tôi tìm được công việc nhỏ, được trả 30-50 bảng. Khi có việc, tôi thuê phòng với giá 30 bảng/đêm. Nhưng tôi không thể làm thế cả đời”.

Ở khách sạn Avenir Montmartre, tiền phòng được tài trợ bởi tổ chức từ thiện mà họ nhận được từ viện trợ của Chính phủ. Họ sẽ được ăn 3 bữa mỗi ngày trong phòng ăn sáng của khách sạn. Mỗi phòng đều có tivi và vòi tắm hoa sen.

Đối với tổ chức từ thiện Emmaus Solidarite, khách sạn là nơi an toàn để giúp tái thiết lại cuộc sống của người vô gia cư.

“Nhiều người mắc bệnh cả về thể chất và tinh thần khi phải sống ngoài đường và những chấn thương khác mà họ phải trải qua” – Tổng giám đốc của tổ chức Emmaus cho hay.

“Tổ chức của chúng tôi đặt mục tiêu giúp họ phá vỡ vòng xoáy của cuộc sống vô gia cư” – ông nói.

“Ngày tôi tới đây, tôi đã thốt lên ‘thật tuyệt!’” – Ibrahim chia sẻ khi nói về khách sạn. “Tôi nhìn thấy tương lai của mình. Sẽ đến ngày cuộc đời tôi thay đổi”.

Vì sao 'khách sạn tình yêu' ở Nhật Bản đắt khách trở lại?

Vì sao 'khách sạn tình yêu' ở Nhật Bản đắt khách trở lại?

Trên tầng 7 của một toà nhà ở Nhật Bản, một cuộc thương lượng không mấy dễ chịu đang diễn ra.

Đăng Dương (Theo Bangkok Post)