Tọa lạc tại thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên thuộc phía tây nam Trung Quốc, công trình Lạc Sơn Đại Phật là bức tượng Đức Phật bằng đá cao nhất thế giới, được tạc vào vách đá Thuê Loan của núi Lăng Vân, đối diện với núi Nga Mi và dòng sông chảy ngay dưới chân Phật.

Trước đó, theo ban quản lý của khu danh thắng Lạc Sơn, công trình xuất hiện những vết rạn nứt trên thân tượng do ảnh hưởng điều kiện thời tiết, khí hậu. Công trình được trám lại trong quá trình trùng tu kéo dài 6 tháng, từ tháng 1.2018 tới cuối tháng 3.2019.

{keywords}
 

Việc trùng tu tượng Đức Phật sử dụng những công nghệ tiên tiến bậc nhất như khảo sát trên không bằng máy bay không người lái, quét laser 3D phát hiện các vết rạn nứt và phương pháp điện trở suất mật độ cao…

Trước khi trùng tu, trên bề mặt tượng Phật xuất hiện hàng trăm loài thực vật, bao gồm địa y và rêu, đều bị gỡ bỏ. Những thực vật này sau khi bị gỡ bỏ đều được chế tác thành những món đồ lưu niệm du lịch với tên gọi “cây may mắn của Đức Phật”.

Hiện tại, khoảng 80.000 món quà lưu niệm như vậy được bán ra, mang về hơn 2 triệu nhân dân tệ (gần 7 tỷ đồng) cho khu danh thắng.

{keywords}
 

Công trình tượng Phật bằng đá được khởi công vào khoảng năm 713 do nhà sư Trung Quốc là Hòa thượng Hải Thông chỉ huy. Ông hi vọng, với bức tượng Phật bên sông sẽ giúp người dân qua lại bằng tàu thuyền được thuận lợi.

Khu vực núi Nga Mi bao gồm cả tượng Lạc Sơn Đại Phật được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào tháng 12.1996.

{keywords}
 

Công trình là bức tượng Phật cao 71m, mô tả Phật Di Lặc ở tư thế ngồi với hai tay đặt trên đầu gối.

{keywords}
 

Đỉnh đầu Phật có 1021 búi tóc với phần móng tay nhỏ nhất cũng đủ rộng để một người lớn có thể ngồi vào. Hai bên tượng Phật có hai hộ pháp, thân mặc chiến bào, tay cầm pháp khí.

Hóa đơn 150.000 đồng/quả dừa và những màn chặt chém du khách dịp lễ

Hóa đơn 150.000 đồng/quả dừa và những màn chặt chém du khách dịp lễ

Suốt 5 ngày nghỉ lễ, du khách thông tin tình trạng chặt chém, bán tour bát nháo xảy ra tại nhiều điểm du lịch như Bãi Cháy (Quảng Ninh), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Cát Bà (Hải Phòng).  

(Theo Dân trí)