Roopkun là hồ nước nhỏ và nông với độ sâu tối đa 2 m. Hồ nằm dưới đáy một thung lũng thuộc dãy núi Himalaya, quận Chamoli, Uttaranchal, Ấn Độ. Ở độ cao 4.900 m so với mực nước biển, vào mùa đông, hồ bao phủ bởi băng tuyết và bao quanh bởi các sông băng, núi băng. Mùa xuân, băng tan, nước hồ Roopkun trở nên xanh thẳm. Cảnh sắc nơi đây hùng vĩ và tuyệt đẹp. Ảnh: Wordpress. |
Không chỉ vì tuyệt cảnh, du khách vất vả, lặn lội trèo non, lội suối đến đây còn bởi những bí ẩn kinh hoàng về hồ nước này. Khi băng tan hết và nước cạn đi, hơn 200 bộ xương người hiện ra dưới lòng hồ tạo nên cảnh tượng đáng sợ. Điều này lần đầu tiên được phát hiện bởi nhân viên kiểm lâm miền bắc Ấn Độ vào năm 1942. Cái tên hồ xương người (Skeleton Lake) ra đời từ đó. Ảnh: Star Insider. |
Sau khi mở cuộc điều tra, hơn 200 bộ hài cốt hoàn chỉnh, đầy đủ các bộ phận với các kích thước khác nhau, nằm trơ trọi dưới đáy hồ, được phát hiện. Nhiệt độ thấp và không khí khô đã tạo điều kiện thuận lợi để bảo quản các mảnh thịt, móng tay và tóc. Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm thấy các đồ vật như giáo sắt, dép da, trang sức có từ khoảng năm 850 sau Công nguyên trong khu vực hồ Roopkun. Ảnh: Memes. |
Nhiều nghi vấn được đặt ra: Những người này là ai? Họ đến từ đâu? Họ chết như thế nào?... Hàng trăm giả thuyết được đưa ra để xem xét và lý giải điều kỳ lạ này: Đã có một trận lở đất lớn? Có phải bệnh dịch tấn công bất ngờ? Là một nghi thức tự tử? Họ đã chết đói? Họ đã bị giết trong cuộc tấn công của kẻ thù?... Ảnh:Roopkund Trek. |
Theo truyền thuyết, Raja Jasdhaval, vua của Kanauj đã đi du lịch với người vợ đang mang thai là Rani Balampa. Trong khi hành hương đến đền thờ Nanda Devi, họ bất ngờ bắt gặp mưa đá. Cơn mưa quá mạnh và không có nơi nào để trú ẩn, toàn bộ đoàn người gồm cả vua lẫn tùy tùng đều thiệt mạng gần khu vực hồ Roopkund. Ảnh: Tripfreakz. |
Năm 2013, các nhà nghiên cứu kết luận rằng có khả năng các cá nhân đã bị giết trong một trận mưa đá. Vết thương ở hài cốt cho thấy họ đã bị giết bởi một hoặc nhiều cú đánh vào đầu, cổ và vai theo hướng từ trên xuống. Kết luận nhóm người này đã chết do trận mưa đá dữ dội vẫn là lời giải thích hợp lý nhất về những gì đã xảy ra. Tuy nhiên, đây có phải là nhóm du hành cùng nhà vua Kanauj như truyền thuyết hay không vẫn chưa thể xác minh. Ảnh:Vagabondimages. |
Ngày nay, các nhà khoa học vẫn nỗ lực giải mã những bí ẩn xung quanh hồ Roopkun. Đồng thời, các biện pháp bảo vệ nơi đây như điểm du lịch sinh thái tự nhiên vẫn luôn được đề ra và thực hiện. Ảnh: Ihc2015. |
Gặp gỡ những người phụ nữ cổ dài cuối cùng ở Thái Lan
Hành động đầu tiên khi nhìn thấy những người phụ nữ cổ dài này là đếm số vòng trên cổ của họ, vòng càng nhiều càng chứng tỏ họ giàu có và hạnh phúc.
Theo Zing