Từ con số 0 ban đầu, du lịch Quảng Nam bắt đầu bứt phá từ sau ngày chia tách tỉnh. Chỉ trong vòng 20 năm lượng khách du lịch đến Quảng Nam tăng 18,3 lần, từ mức 227.000 lượt khách năm 1997 lên 4,36 triệu lượt khách năm 2016.

Đầu tư cho hạ tầng du lịch là ưu tiên hàng đầu

Ông Đinh Hài, Giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Nam cho biết: Nếu lấy mốc từ ngày chia tách tỉnh Quảng Nam vào năm 1997, ngành du lịch dịch vụ Quảng Nam khá đơn điệu bởi cơ sở hạ tầng gần như chẳng có gì ngoài những di tích cha ông để lại. Tuy thiên nhiên ưu đãi nhưng Quảng Nam lại là mảnh đất gánh chịu mất mát của thiên tai và chiến tranh tàn phá.

Ngay sau khi chia tách, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam xác định kinh tế du lịch dịch vụ sẽ phát triển song hành cùng công nghiệp. Để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, Quảng Nam tập trung phát triển cơ sở hạ tầng các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch, nhất là ở khu vực Hội An, khu vực ven biển; đồng thời, mở rộng không gian phát triển du lịch về phía Nam và phía Tây của tỉnh.

 

{keywords}

Khánh thành cửa khẩu Nam Giang mở ra hướng phát triển du lịch mới tại Quảng Nam

“Từ con số 0 ban đầu, du lịch Quảng Nam bắt đầu bứt phá từ sau ngày chia tách tỉnh. Chỉ trong vòng 20 năm lượng khách du lịch đến Quảng Nam tăng 18,3 lần, từ mức 227 ngàn lượt khách năm 1997 lên 4,36 triệu lượt khách năm 2016, với tốc độ tăng bình quân đạt 16,83% năm. Trong đó khoảng 50% lượng khách du lịch quốc tế (hơn 2 triệu lượt/năm), Quảng Nam đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của khách du lịch quốc tế tại việt Nam. Doanh thu du lịch tăng 155 lần, từ mức 20 tỷ đồng lên 3.100 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 30,3%/năm.”- ông Hài nói.

Ngành du lịch dịch vụ Quảng Nam đã có bước đột phá thần kỳ nhờ vào lợi thế tiềm năng thiên nhiên ưu đãi cùng 2 Di sản Thế giới Hội An và Mỹ Sơn và sự đồng lòng nhất trí của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân.

{keywords}

Vùng ven biển Quảng Nam vẫn còn hoang sơ nhưng đầy tiềm năng phát triển du lịch

Thành công bước đầu của ngành kinh tế du lịch dịch vụ Quảng Nam theo ông Đinh Hài xác định đó là một chiến lược và tầm nhìn được lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ sau tách tỉnh đã xác định đầu tư hạ tầng cho du lịch là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Hệ thống giao thông được đầu tư xây dựng để mở ra các tuyến du lịch trọng điểm Nam Phước - Mỹ Sơn, tuyến ven biển Cẩm An - Điện Dương - Điện Ngọc, tuyến đường Hồ Chí Minh; hạ tầng thiết yếu tại Phú Ninh và Bãi Chồng (Cù Lao Chàm), Khu di tích Trung Trung Bộ, tuyến đường QL1A, Khu tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng... đồng thời công tác bảo tồn, tiếp tục tôn tạo di tích là công việc cấp thiết

Sau 20 năm, từ 19 khách sạn ban đầu, Quảng Nam đã có 146 khách sạn nghỉ dưỡng trong đó có 98 khách sạn xếp hạng sao và có đến 5.436 phòng đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế.

{keywords}

Hoang sơ đảo Cù Lao Chàm và tương lai không xa sẽ là trung tâm du lịch quốc gia

Doanh thu du lịch năm 2016 đạt hơn 2.400 tỷ đồng gấp 161 lần so với 1996 (+29%/năm). Tổng lượt khách du lịch năm 2016 đạt gần 4,4 triệu lượt khách gấp hơn 46 lần so với năm 1997 (tăng 22%/năm). Trong đó khách lưu trú đạt gần 2,5 triệu lượt khách gấp hơn 35 lần.

Mục tiêu đón 8 triệu khách du lịch

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Thanh, trong một báo cáo chương trình hành động phát triển du lịch Quảng Nam đã nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2020 sẽ đón 8 triệu khách du lịch với nguồn thu khoảng 15.500 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho người dân từ du lịch khoảng 20.000 người.

{keywords}

Di sản thế giới Hội An, một điểm thu hút khách du lịch

Để đạt được mục tiêu đề ra, ông Lê Văn Thanh khẳng định Quảng Nam sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở lưu trú lên 12.000 phòng và GRDP du lịch đạt từ 10-12% trong tổng GDP toàn tỉnh.

Đó là kế hoạch ngắn hạn, còn chiến lược dài hạn đến năm 2025 ngành du lịch Quảng Nam sẽ đón từ 12 đến 14 triệu lượt khách du lịch. Nguồn thu từ du lịch đạt 26.000 tỷ đồng, giải quyết lao động cho 25.000 người. Để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh tập trung đầu tư nâng tổng số cơ sở lưu trú 700 với 14.500 phòng và GRDP du lịch đạt từ 12% -14% trong tổng GDP toàn tỉnh.

{keywords}

Cở sở hạ tầng cho du lịch được đầu tư phát triển

Ông Đinh Hài , ‘Tư lệnh’ ngành du lịch Quảng Nam cho biết, để đạt được mục tiêu đề ra, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đang tập trung nguồn lực xây dựng và kết nối các tuyến đường chiến lược từ biển lên rừng để khái thác tiềm năng lợi thế từ thiên nhiên ưu đãi.

“Một trong những cơ sở hạ tầng có tính quyết định cho du lịch Quảng Nam bức phá là tuyến đường ven biển Duy Xuyên - Núi Thành kết nối và tuyến đường hàng không từ sân bay Chu Lai sẽ trở thành cảng hàng không Quốc tế. Tuyến đường biển kết nối 3 đảo Cù lao Chàm-Lý Sơn-Tam hải và sẽ mở rộng bắt đầu từ cảng Chu Lai đang được đầu tư xây dựng”- ông Hài khẳng định.

Cũng theo ông Hài, Quảng Nam vừa đầu tư phát triển hạ tầng du lịch vừa liên kết và kết nối du lịch với các tỉnh thành trong khu vực với một cơ chế đặc thù trên con đường Di sản đang đệ trình Chính phủ phê duyệt sẽ mở ra một hướng phát triển du lịch mới thu hút du khách trong và ngoài nước.

Vũ Trung