Ngôi nhà cổ có tuổi đời trên 100 tuổi ở Trường Yên (Chương Mỹ, Hà Nội) nguyên bản là tường đá ong, phần mái, cột, xà bằng gỗ lim, gỗ mít và xoan đào. Chủ nhân hiện tại của căn nhà là ông Trịnh Văn Hùng. |
Ông Hùng cho biết, ngôi nhà được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 trên khuôn viên rộng 900m2. Trải qua nhiều biến động, khuôn viên khu nhà hiện chỉ còn 300m2. Đây vốn là mảnh đất hương hỏa của dòng họ Trịnh. |
Người chủ đầu tiên của ngôi nhà là cụ Trịnh Văn Tạc - một chánh tổng thời phong kiến. Cụ Tạc thuộc diện giàu có, bề thế ở làng. Sau này, cụ chuyển đi, ông bà nội ông Hùng (họ hàng với cụ Tạc) đã gom tiền mua lại toàn bộ mảnh đất, nhằm giữ phần hương hỏa cho dòng họ Trịnh. |
Ông Hùng chia sẻ, ngôi nhà có lịch sử xây dựng khá đặc biệt. Thời xưa, người làng quan niệm, không chặt cây dựng nhà mới. Bởi vậy, cụ Tạc đã cho người sang Quốc Oai (nay thuộc Hà Nội), lùng mua một khung nhà gỗ cũ, mang về dựng lại. Tuy nhiên, lý do vì sao lại có chuyện kiêng kị như vậy thì ông Hùng không rõ. |
Vợ chồng ông Trịnh Văn Hùng. |
Nhà thiết kế theo lối 3 gian, 2 chái. |
Gian chính giữa là bàn thờ và bức thiều châu (cửa khám thờ) chạm trổ tinh xảo với các họa tiết hoa, lá, thỏ, sóc, chim muông… và được dát vàng. Ông Hùng và con cháu coi đây là bảo vật của dòng họ, từng có nhiều tay buôn đồ cổ tìm đến gạ mua với giá cao ngất ngưởng. Ông kể, những năm 90, khi xe Dream là niềm ao ước của nhiều gia đình, người ta còn ngỏ ý đổi cho ông một chiếc xe mới, lấy bức thiều châu. Thế nhưng, ông chưa bao giờ có ý định đổi chác hay bán đi vì mỗi cổ vật trong ngôi nhà đều mang giá trị cao về mặt tâm linh và tinh thần. |
Nóc chính được đục chạm rồng, ρhượng cầu kỳ. |
Phía ngoài cửa chính là bức cuốn thư cổ. Một số họa tiết trên bức cuốn thư này cũng được dát vàng. |
Cột nhà bằng gỗ lim |
Hiện nay, bộ cửa bức bàn và nền nhà lát gạch Bát Tràng đã được thay mới do công trình xuống cấp. |
Phần khung, kèo và cột nhà cũ vẫn còn nhưng đang bị sâu mọt đục khoét. Một thanh xà đã gãy đôi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn. Ông Hùng cho biết, gia đình ông cũng dự định tu bổ lại căn nhà, cho con cháu sinh sống được an toàn. Đồng thời, ông cũng muốn bảo tồn, gìn giữ như một địa điểm văn hóa, tiếp các du khách khi có dịp về thăm làng. Tuy nhiên, kinh phí cao khiến gia đình ông chưa thực hiện được. |
Về Đồng Tháp nghe thời gian lắng đọng nơi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
Ngôi nhà với kiến trúc Đông - Tây kết hợp cùng cách bày trí nội thất kiểu người Hoa ở Nam Bộ xưa tỏa ra sức hút kỳ lạ, là nơi tìm đến của hàng trăm nghìn lượt du khách; đặc biệt dân từ cộng đồng Pháp ngữ.
Diệu Bình