Nhật Bản là một trong số những quốc gia mà người dân ít có khả năng khóc nhất. Ở đây cũng như một số quốc gia châu Á vẫn có một sự kỳ thị nhất định về việc một người trưởng thành rơi nước mắt.
Tuy nhiên, theo Hidefumi Yoshida - người đã cống hiến 8 năm cuộc đời mình cho việc giúp người khác khóc - cho rằng, thành kiến này nên thay đổi. Anh đang cố gắng làm việc đó bằng cách tuyên truyền cho mọi người về lợi ích của việc khóc. Anh tiết lộ đã giúp hơn 50.000 người rơi nước mắt trong suốt 7 năm rưỡi làm công việc này.
Hidefumi Yoshida tự gọi mình là thầy giáo dạy khóc. |
Vốn là giáo viên trung học, Hidefumi Yoshida đặt tên cho kỹ thuật giúp người khác khóc của mình là “rui-katsa” - tạm dịch là “tìm kiếm nước mắt”. Anh thường xuyên tổ chức các hội thảo và bài giảng trên khắp nước Nhật. Anh chia sẻ với mọi người về lợi ích của việc rơi nước mắt dù chỉ 1 lần mỗi tuần, đồng thời giúp họ làm việc đó.
“Nếu bạn khóc 1 lần mỗi tuần, bạn có thể có một cuộc sống không còn căng thẳng” - Yoshida chia sẻ với tờ Japan Times. “Việc khóc có hiệu quả trong việc giảm căng thẳng hơn là cười hoặc ngủ”.
Thầy giáo 45 tuổi giải thích rằng, khóc mang lại lợi ích to lớn cho sức khoẻ tinh thần của bạn bằng cách kích hoạt hoạt động thần kinh - thứ làm chậm nhịp tim và có tác dụng xoa dịu tâm trí. Khi bạn khóc càng khó khăn thì bạn càng cảm thấy tốt hơn. Tuy nhiên, chỉ rơi nước mắt thôi cũng chưa đủ, Yoshida giải thích.
Loại nước mắt nào mới là điều quan trọng. Nước mắt rơi ra bởi những trải nghiệm cảm xúc ngắn ngủi như xem một bộ phim truyền hình hoặc một bộ phim lãng mạn, đọc một cuốn sách, nghe một bài hát là loại nước mắt tốt nhất. Khóc do đau buồn thì lại khác. Nó khiến chúng ta đau khổ kéo dài và có thể gây ra những hệ quả tiêu cực.
Hidefumi Yoshida ở các khoá học dạy khóc |
Hidefumi Yoshida đã rao giảng về lợi ích của việc khóc trong gần 8 năm, nhưng sự nghiệp của anh chỉ thực sự phát triển vào năm 2015, khi Nhật Bản giới thiệu chương trình kiểm tra bắt buộc mức độ căng thẳng cho các doanh nghiệp có trên 50 nhân viên.
Kể từ đó, anh liên tiếp nhận được những lời đề nghị từ doanh nghiệp và các đơn vị khác mời tới thuyết trình và dạy cách thực hành “rui-katsu” giúp mọi người giải toả căng thẳng.
“Công việc của tôi là giúp mọi người cảm thấy được giải toả thông qua việc khóc” - Yoshida chia sẻ với tờ BBC. “Tôi đã giúp gần 50.000 khóc trong 7,5 năm qua. Tôi dùng những bộ phim, sách thiếu nhi, và những bức thư để khiến mọi người khóc. Tôi cũng sử dụng các bộ phim với những chủ đề khác nhau như gia đình, động vật, vận động viên hay thiên nhiên. Một số người bật khóc khi được xem những thước phim về vẻ đẹp của thiên nhiên”.
Một người tham gia bài giảng của Yoshida chia sẻ: “Lúc đầu, tôi không biết mình có thể thực sự khóc hay không. Sau đó, tôi rất ngạc nhiên khi thấy mình ngập tràn cảm xúc và khóc nấc lên. Sau đó, tôi cảm thấy thật sảng khoái, giống như vừa tắm xong vậy”.
Thế hệ trung niên thất nghiệp ăn bám cha mẹ ở Nhật Bản
Bị đẩy ra khỏi thị trường việc làm những năm 20 tuổi, họ tiếp tục tìm kiếm con đường đi ở tuổi trung niên.
Đăng Dương (Theo Oddity Central)