Nguyên liệu
Đậu phộng sống 350g
Tỏi 1 củ
Ớt 5 trái
Nước ướp
Nước mắm 1~2mc
Đường 2mc
Tương ớt 1mc
Dầu ăn 100ml
Nguyên liệu đơn giản, dễ tìm mua. |
Cách thực hiện
Bước 1: Sơ chế tỏi ớt
Lột vỏ một củ tỏi sau đó cho vào máy xay cho nhuyễn và khoảng 5 quả ớt (có thể thay đổi theo khẩu vị ăn của từng gia đình). Cho vào chảo 100 ml dầu ăn, đợi dầu sôi phi tỏi ớt, đến khi nào tỏi ớt vàng và có độ cứng giòn thì cho nhỏ lửa, sau khi tỏi ớt có độ thơm thì tắt bếp.
Đổ tỏi ớt vừa phi vào một chiếc rây lọc tách dầu và tỏi ớt riêng ra. Lưu ý, dầu này có thể giữ lại để sử dụng cho các món gỏi, làm các món chả.
Rắc bột đều tay khi rang đậu trên bếp lửa, |
Bước 2: Rang đậu phộng
Cho một muỗng canh dầu tỏi vào đậu phộngđể vỏ đậu không bị tróc. Sau khi trộn đều dầu cho vào nồi chiên không dầu. Dùng đũa dàn đều đậu phộng cho chín đều. Rang đậu ở nhiệt độ 140 độ C trong 10 phút.
Bước 3: Làm nước sốt
Trong lúc chờ đợi lạc được rang chín chúng ta có thể tranh thủ làm nước sốt. Cho vào bát hai muỗng canh đường, hai muỗng canh nước mắm, một muỗng canh tương ớt, sau đó khuấy đều cho hỗn hợp hòa tan.
Nước sốt không quá cầu kỳ, rất dễ pha chế. |
Bước 4: Rang đậu với tỏi ớt
Lấy đậu từ nồi chiên không dầu sau đó đổ đậu vào chảo. Để giúp đậu giòn lâu cho vào một muỗng canh bột mì. Dùng rây rắc đều bột để không vón cục. Sau khi bột mì đã bám đều vào đậu phộng tiếp tục cho vào một muỗng canh bột bắp. Ở bước này chỉ bật lửa ở mức nhỏ nhất, để lửa lớn rất dễ cháy.
Sau khi đậu phộng đã được bao bởi hai lớp bột thì đổ nước sốt vào. Đảo đều tay để cho nước sốt thấm đều đến khi nước sốt cạn hết nước. Sau khi đậu phộng đã khô sệt lại thì đổ tỏi ớt vào. Vừa cho vào vừa đảo đều tay cho tỏi ớt bám đều vào đậu.
Chỉ cần một chút khéo tay và sự sáng tạo là đã có món ngon cho ngày Tết cổ truyền. |
Khi đậu phộng đã khô săn lại thì đổ ra khay có lót giấy nến. Trải đều đậu và phơi ở nơi thoáng khí và có gió để nhanh khô. Bảo quản đậu phộng trong hộp kín để ăn lâu ngày.
Gợi ý mâm lễ cúng hoá vàng ngày Tết Tân Sửu
Người Việt quan niệm, sau khi mời tổ tiên về dự 3 ngày Tết với con cháu, đến ngày mùng 3 hoặc mùng 7 Tết, con cháu cần thực hiện lễ hóa vàng để đưa tiễn ông bà, tổ tiên.
Theo Dân Trí