Không phải ngày nào chúng cháu cũng gần gũi mà có khi “dồn lại” hai, ba ngày hoặc cuối tuần. Sau lần đầu, cháu chỉ muốn ngủ, còn ông xã lại đòi tăng hai, tăng ba, thậm chí có khi nhiều hơn... 

Năm nay cháu 23, còn chồng cháu 28 tuổi. Trước ngày cưới, cháu đã tìm mua rất nhiều tài liệu trong, ngoài nước nói về chuyện vợ chồng. Mục đích là đọc để hiểu rõ, không bị bất ngờ và làm tốt mọi thứ sau khi đã nên vợ, nên chồng vì cháu thật sự chưa quan hệ tình dục bao giờ.

Sau đêm tân hôn buồn hiu vì ông xã say xỉn, mọi thứ diễn ra gần giống những gì cháu đọc được trong sách vở. Tuy nhiên, có những điều hoàn toàn trái ngược. Chẳng hạn như không phải ngày nào chúng cháu cũng gần gũi mà có khi “dồn lại” hai, ba ngày hoặc cuối tuần.

Ông xã nói quan trọng là chất lượng nên chỉ gần gũi khi nào “hội đủ điều kiện” thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Nói vậy chứ hầu như mọi việc chỉ diễn ra theo ý ông xã vì có khi anh ấy muốn thì cháu lại không muốn do bận việc hoặc trong người không khỏe. Hơn nữa, sau lần đầu, cháu chỉ muốn ngủ, còn ông xã lại đòi tăng hai, tăng ba, thậm chí có khi nhiều hơn.

Cháu nghe nói quan hệ tình dục nhiều quá sẽ bị hao tổn tinh lực, đau ốm và chết sớm. Không biết thực hư ra sao nhưng hiện tại, cháu thấy ông xã vẫn bình thường; đêm nào gần gũi nhiều, sáng ra trông lại còn  phấn chấn, vui vẻ hơn. Tuy cháu có hơi mệt mỏi nhưng đổi lại ông xã rất “ngoan”, vợ nhờ làm gì cũng làm...

Chỉ có điều cháu băn khoăn là nếu tính theo “Quy luật con số 9” thì chúng cháu đã “phạm quy” vì số lần vợ chồng gần gũi mỗi tuần lớn hơn con số 8 lần theo mức bình quân lứa tuổi 28 của ông xã. Cháu có nên tìm cách giảm bớt “cái sự sung sướng” của ông xã lại không?

lanngoc…@gmail.com

{keywords}
Ảnh minh họa.

Bạn trẻ thân mến,

Trước tiên cần xác định rằng “Quy luật con số 9” (lấy con số đầu của độ tuổi người đàn ông nhân với 9 sẽ ra tần suất sinh hoạt vợ chồng) chỉ mang tính tương đối. Chẳng hạn, ông xã của bạn 28 tuổi, lấy số 2 nhân với 9 sẽ được con số 18, suy ra số lần gần gũi của vợ chồng bạn trong tuần bình quân là 8 lần.

Tuy nhiên, như đã nói, con số này chỉ màng tính tham khảo. Số lần gần gũi của vợ chồng nhiều hay ít hoặc “vừa đủ xài” không ai giống ai mà tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, tinh thần, tình cảm, điều kiện bên ngoài… Đây chính là điều mà ông xã bạn gọi là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.

Song, trong điều kiện của vợ chồng bạn thì anh xã hình như chỉ mới nghĩ cho bản thân mà không để ý đến tâm trạng của đối tác; nghĩa là còn thiếu yếu tố “nhân hòa”. Điều này trong quá trình chung sống sẽ được các cặp vợ chồng trẻ điều chỉnh dần. Thông thường, nhiều cặp vợ chồng mới cưới có số lần “giao ban” nhiều hơn mức trung bình nhưng sau đó giảm dần, nhất là khi người vợ có thai, nuôi con nhỏ.

Do vậy, thế nào là ít hay nhiều là tùy thuộc vào mỗi người. Nếu sung sức, có điều kiện thì 3 lần một ngày vẫn bình thường; ngược lại nếu 3 ngày mới gần nhau một lần mà thấy mệt mỏi, uể oải, yêu xong mà tay chân bải oải, đầu óc lơ mơ, làm việc kém cõi thì cũng là nhiều.

Trong trường hợp của vợ chồng bạn thì mức độ như vậy đối với ông xã là “trong ngưỡng chịu đựng” nhưng với bạn là đã vượt quá giới hạn cho phép. Hai vợ chồng nên bàn bạc, thống nhất với nhau, sao cho “mỗi lần gần gũi là một lần vui” thì mới đạt yêu cầu.

Nếu ông xã bạn có nhu cầu cao, đòi tăng hai, tăng ba thì những lần sau nên khuyên anh ấy hạn chế xuất tinh để bảo tồn “tinh khí”. Lưu ý ông xã bạn là đừng quá quan tâm đến số lượng mà nên quan tâm đến chất lượng. Nếu mỗi ngày một lần mà “chất lượng cao”, tức là đi đến nơi, về đến chốn và cả hai đều hài lòng là tốt nhất.

(Theo Người Lao động)